Đến 2030, phấn đấu đạt khoảng 25% gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam?

Xin hỏi: Thủ tướng Chính phủ có đặt ra mục tiêu gì về gạo xuất khẩu trực tiếp? Hiệp hội và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cần triển khai hoàn thiện thể chế như thế nào để phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam?- Câu hỏi của chị Nhiên (Long An).

Đến 2030, phấn đấu đạt khoảng 25% gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam?

Ngày 26/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 583/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030.

Tại Tiểu mục 2 Mục II Quyết định 583/QĐ-TTg năm 2023, Thủ tướng Chính phủ có đặt ra mục tiêu cụ thể như sau:

MỤC TIÊU
...
2. Mục tiêu cụ thể
...
c) Tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp mang thương hiệu gạo Việt Nam vào các thị trường.
- Tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống phân phối của các thị trường lên khoảng 60%; nâng cao hiệu quả xuất khẩu qua kênh trung gian, nhất là đối với các thị trưởng không thuận lợi trong vận chuyển và thanh toán.
- Phấn đấu đạt khoảng 25% gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam rice vào năm 2030.
d) Cơ cấu thị trường điều chỉnh phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu và xu thế diễn biến thị trường gạo thế giới
- Đến năm 2025, thị trưởng châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, thị trưởng châu Phi chiếm khoảng 22%, thị trường Trung Đông chiếm khoảng 4%, thị trưởng châu Âu chiếm khoảng 3%, thị trưởng châu Mỹ chiếm khoảng 7%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 4%.
- Đến năm 2030, thị trưởng châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, thị trường châu Phi chiếm khoảng 23%, thị trường Trung Đông chiếm khoảng 5%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 5%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 8%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 4%.

Như vậy, việc phấn đấu đạt khoảng 25% gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam rice vào năm 2030 là mục tiêu đáng chú ý của Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam mà Thủ tướng Chính phủ đã đề ra.

Bên cạnh đó cũng có một số mục tiêu khác như: tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống phân phối của các thị trường lên khoảng 60%;

Nâng cao hiệu quả xuất khẩu qua kênh trung gian, nhất là đối với các thị trưởng không thuận lợi trong vận chuyển và thanh toán; thị trưởng châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo,...

Đến 2023, phấn đấu đạt khoảng 25% gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam?

Đến 2030, phấn đấu đạt khoảng 25% gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam? (Hình từ Internet)

Hiệp hội và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cần triển khai hoàn thiện thể chế như thế nào để phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam?

Tại Tiểu mục 1 Mục IV Quyết định 583/QĐ-TTg năm 2023 có yêu cầu Hiệp hội và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cần triển khai hoàn thiện thể chế như sau:

- Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển giống lúa, tăng tỷ lệ chế biến sâu các sản phẩm từ gạo, sử dụng hiệu quả thương hiệu gạo xuất khẩu và nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam rice.

- Hoàn thiện việc xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo về chất lượng sản phẩm và môi trường trong các cam kết hội nhập quốc tế;

Có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống lúa năng suất, chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường;

Chú trọng phát triển các giống lúa cho sản phẩm gạo trắng chất lượng cao, gạo thơm, gạo hạt tròn, gạo nếp và một số giống lúa đặc sản vùng miền, khuyển cáo duy trì ở mức hợp lý diện tích canh tác giống lúa chất lượng trung binh và thấp phù hợp với nhu cầu của thị trường.

- Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho nông dân và thương nhân tham gia phát triển chuỗi giá trị lúa gạo hiệu quả cao, tham gia sâu vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu, ứng dụng khoa học công nghệ.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản xuất, xuất khẩu gạo bao gồm các chính sách đồng bộ phát triển dịch vụ logistics tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

- Có chính sách hỗ trợ nhằm đẩy mạnh hơn nữa những sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn cả trong nước (VGAP) lẫn tiêu chuẩn nhập khẩu của các thị trường yêu cầu cao về tiêu chuẩn như EU;

Nhân rộng điển hình chủng loại gạo được công nhận trên thế giới, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả thương hiệu gạo Việt Nam, hạn chế tình trạng sản phẩm gạo Việt Nam bị sử dụng thương hiệu nước ngoài tại các hệ thống phân phối ở nước ngoài.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế và phối hợp với ngân hàng trung ương các nước để triển khai các hình thức thanh toán phù hợp nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu gạo.

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế điều hành quản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo phù hợp với diễn biến tình hình thị trường, đạt hiệu quả xuất khẩu, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030.

- Xây dựng, hoàn thiện chính sách khuyến khích thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo xây dựng vùng nguyên liệu, kết nối chuỗi sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm để:

Tham gia vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu với các sản phẩm gạo thương hiệu của Việt Nam có giá trị gia tăng cao, đưa sản phẩm gạo có thương hiệu vào các hệ thống phân phối của các nước.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án phát triển Thương hiệu gạo Việt Nam...

Các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện báo cáo định kỳ về Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam vào ngày nào?

Tại Mục V Quyết định 583/QĐ-TTg năm 2023 có quy định về tổ chức thực hiện như sau:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo thực hiện nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong tổ chức thực hiện Chiến lược. Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan gửi Bộ Công Thương tổng hợp.

Như vậy, các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện báo cáo định kỳ về Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam vào trước ngày 15 tháng 12 hàng năm gửi Bộ Công Thương tổng hợp.

Trân trọng!

Danh mục hàng hóa xuất khẩu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Danh mục hàng hóa xuất khẩu
Hỏi đáp Pháp luật
Đến 2030, phấn đấu đạt khoảng 25% gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam?
Hỏi đáp pháp luật
Doanh nghiệp được xuất khẩu bao nhiêu khẩu trang y tế?
Hỏi đáp pháp luật
Thông tin thống kê trong Hệ thống thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Hỏi đáp pháp luật
Hệ thống thương mại dùng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Hỏi đáp pháp luật
Hệ thống chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Giống gà Đông Tảo có được xuất khẩu ra nước ngoài không?
Hỏi đáp pháp luật
Có được xuất khẩu cát thô sang nước ngoài không?
Hỏi đáp pháp luật
Mẫu: Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu (Mới)
Hỏi đáp pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu qua biên giới có phải kiếm dịch y tế biên giới hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Chế biến khoáng sản là gì? Báo cáo thực hiện xuất khẩu khoáng sản?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Danh mục hàng hóa xuất khẩu
Lương Thị Tâm Như
422 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Danh mục hàng hóa xuất khẩu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào