Phương tiện giao thông trong thời gian tạm giữ bị hư hỏng, trách nhiệm thuộc về ai?
Trách nhiệm bảo quản phương tiện giao thông bị tạm giữ thuộc về ai?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính như sau:
Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
1. Người lập biên bản tạm giữ có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho đến khi bàn giao tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho người quản lý, bảo quản.
2. Người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ có trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
4. Trường hợp phương tiện giao thông vi phạm hành chính được giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định này thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện có trách nhiệm quản lý, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính từ khi tạm giữ phương tiện cho đến khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản.
Như vậy, trong thời gian phương tiện giao thông của anh bị tạm giữ thì kể từ khi anh bị lập biên bản tạm giữ, những người trực tiếp thực hiện thủ tục tạm giữ xe của anh sẽ có trách nhiệm bảo quản như:
- Người lập biên bản tạm giữ sẽ có trách nhiệm bảo quản phương tiện giao thông cho đến khi bàn giao cho người quản lý, bảo quản tài sản tại giữ;
- Người ra quyết định tạm giữ và người quản lý, bảo quan trực tiếp phương tiện giao thông bị tạm giữ phải có trách nhiệm quản lý bảo quản tài sản bị tạm giữ sau khi được bàn giao.
Theo đó, trong thời gian bị tạm giữ, tài sản bị hư hỏng, đánh tráo, mua bán thì những cá nhân trên phải chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ tài sản.
Phương tiện giao thông trong thời gian tạm giữ bị hư hỏng, trách nhiệm thuộc về ai? (Hình từ Internet)
Quyền của người có phương tiện giao thông bị tạm giữ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về quyền của tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
Quyền của tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
1. Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hành vi, quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Kiểm tra trước khi nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ khi hết thời hạn bị tạm giữ.
3. Yêu cầu người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ lập biên bản về việc tài sản trong thời gian tạm giữ bị mất, đánh tráo, hư hỏng, thiếu hụt và yêu cầu cơ quan của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người có phương tiện bị tạm giữ có có quyền:
- Khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của của người thực hiện thủ tục tạm giữ;
- Kiểm tra lại phương tiện bị tạm giữ;
- Yêu cầu người có trách nhiệm quản lý, bảo quản tài sản lập biên bản xác nhận tình trạng không còn nguyên vẹn của tài sản bị tạm giữ và bồi thường.
Nghĩa vụ của người có phương tiện giao thông bị tạm giữ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của người có tài sản bị tạm giữ như sau:
Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
1. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; quyết định tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
2. Nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo đúng thời hạn ghi trong quyết định tạm giữ.
3. Chấp hành quy định tại điểm a khoản 4 Điều 16 Nghị định này.
Như vậy, người có phương tiện giao thông bị tạm giữ cần thực hiện những yêu cầu sau:
- Chấp hành nghiêm túc quyết định tạm giữ;
- Nhận lại phương tiện bị tạm giữ đúng hạn;
- Trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản nếu chủ phương tiện là bên có lỗi trong việc vi phạm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?