Đề xuất: Không làm việc theo hợp đồng lao động nhưng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Tôi muốn biết cụ thể hơn về việc người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động nếu tự nguyện tham gia bảo hiểm? Nhờ anh chị hỗ trợ.

Đề xuất: Không làm việc theo hợp đồng lao động nhưng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Chính phủ đang lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

Theo đó, dự kiến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

Bên cạnh đó, Dự thảo cũng nêu một số chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, Hồ sơ, thủ tục tham gia, giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện... và một số nội dung khác.

Dự thảo Nghị định quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động vẫn đang được lấy ý kiến và chưa có hiệu lực thi hành

Đề xuất: Không làm việc theo hợp đồng lao động nhưng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Đề xuất: Không làm việc theo hợp đồng lao động nhưng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động? (Hình từ Internet)

Theo dự kiến, người lao động cần đáp ứng những điều kiện nào để được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện?

Tại Điều 4 Dự thảo Nghị định quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có quy định về điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện. Cụ thể:

Người lao động được xem xét hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;

- Tai nạn xảy ra không thuộc các trường hợp:

+ Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;

+ Người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

+ Sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Dự kiến mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện là bao nhiêu?

Tại Điều 14 Dự thảo Nghị định quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có quy định như sau:

Phương thức đóng và mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội theo một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Đóng hằng tháng;
b) Đóng 03 tháng một lần;
c) Đóng 06 tháng một lần;
d) Đóng 12 tháng một lần.
2. Người đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thay đổi phương thức đóng. Việc thay đổi phương thức đóng được thực hiện sau khi đăng ký thay đổi phương thức đóng đã chọn trước đó.
3. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
a) Mức đóng hằng tháng bằng 2% mức lương tối thiểu vùng IV do Chính phủ quy định.
b) Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hàng tháng theo quy định tại Điểm a Khoản 3 này nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
...

Theo đó, dự kiến mức đóng hằng tháng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện là 2% mức lương tối thiểu vùng IV. Người lao động có thể đóng hằng tháng, đóng 03 tháng một lần; 06 tháng một lần; 12 tháng một lần.

Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng (Nghị định 38/2022/NĐ-CP). Nếu người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thì mức đóng hằng tháng sẽ là 65.000 đồng/tháng.

Dự kiến hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như thế nào?

Tại Điều 17 Dự thảo Nghị định quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có quy định về hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:

Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện lần đầu bao gồm:
a) Tờ khai tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện. Trong đó phải có các thông tin cụ thể về nghề, công việc, thời gian và nơi đang làm việc để đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, làm cơ sở xác định tai nạn lao động, nếu xảy ra;
b) Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành mẫu Tờ khai quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
b) Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.

Theo đó, dự kiến hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện lần đầu bao gồm: Tờ khai tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

Trong đó phải có các thông tin cụ thể về nghề, công việc, thời gian và nơi đang làm việc để đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, làm cơ sở xác định tai nạn lao động, nếu xảy ra;

Lưu ý: Dự thảo Nghị định quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động vẫn đang được lấy ý kiến và chưa có hiệu lực thi hành

Trân trọng!

Tai nạn lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tai nạn lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có được quyền rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ có thể xảy ra TNLĐ?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thống kê tai nạn lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện Chỉ thị 31 phấn đấu giảm tỉ lệ tai nạn lao động chết người ít nhất 4%/năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động chết do tai nạn lao động được trợ cấp bao nhiêu? Đối tượng nào được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản tường trình tai nạn lao động chuẩn nhất hiện nay và hướng dẫn cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cấp cứu khi có tai nạn lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động phải về nước trước thời hạn do tai nạn lao động, có được hỗ trợ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai trả trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động? Người lao động tự hủy hoại sức khỏe của mình có được trả trợ cấp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được miễn giảm học phí nếu cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tai nạn lao động
Huỳnh Minh Hân
486 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tai nạn lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào