Chế độ quốc tịch Việt Nam là gì? Trẻ em nào được mang quốc tịch Việt nam?

Việt Nam có chế độ quốc tịch như thế nào? Có phải tất cả trẻ em sinh ra ở Việt Nam đều mang quốc tịch Việt Nam hay không? Câu hỏi của anh Quốc Phương (Hà Tĩnh)

Nguyên tắc Quốc tịch Việt Nam là gì?

Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về nguyên tắc quốc tịch của Việt Nam như sau:

Nguyên tắc quốc tịch
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 có quy định khác.

Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về Quốc tịch Việt Nam như sau:

Quốc tịch Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam

Như vậy, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Đất nước Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và ngược lại.

Quốc tịch trẻ chưa thành niên, con nuôi được quy định như thế nào?Pháp luật quy định như thế nào về chế độ quốc tịch Việt Nam? (Hình ảnh Internet)

Trẻ em nào có quyền mang quốc tịch Việt Nam?

Trẻ em sẽ mang quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau:

Điều 15 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam như sau:

Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam
Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

Khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam thì con có quốc tịch Việt Nam.

Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam như sau:

Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.

Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con.

Điều 17 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch như sau:

Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch
1. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
2. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

Khoản 1 Điều 18 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam như sau:

Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam
1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

Ngoài các trường hợp trên, khi trẻ em xin nhập tịch vào quốc tịch Việt Nam, nếu được Nhà nước chấp nhận cũng sẽ mang quốc tịch Việt Nam.

Dựa vào đâu để quyết quốc tịch của người chưa thành niên và quốc tịch con nuôi chưa thành niên?

Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam được quy định tại Điều 35 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 như sau:

Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam
1. Khi có sự thay đổi về quốc tịch do nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam của cha mẹ thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ cũng được thay đổi theo quốc tịch của họ.
2. Khi chỉ cha hoặc mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam hoặc mất quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ.
Trường hợp cha hoặc mẹ được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam, nếu cha mẹ không thỏa thuận bằng văn bản về việc giữ quốc tịch nước ngoài của người con.
3. Sự thay đổi quốc tịch của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 35 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.

Khi cha mẹ bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam quốc tịch của con chưa thành niên được quy định tại Điều 36 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 như sau:

Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
Khi cha mẹ hoặc một trong hai người bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì quốc tịch của con chưa thành niên không thay đổi.

Quốc tịch của con nuôi chưa thành niên được quy định tại Điều 37 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 như sau:

Quốc tịch của con nuôi chưa thành niên
1. Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
2. Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi.
3. Trẻ em là người nước ngoài được cha mẹ mà một người là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài nhận làm con nuôi thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của cha mẹ nuôi và được miễn các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008.
4. Sự thay đổi quốc tịch của con nuôi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.

Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam.

Trân trọng

Quốc tịch Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quốc tịch Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đề nghị cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được xin nhập lại quốc tịch Việt Nam trước đó đã thôi quốc tịch để có hai quốc tịch đồng thời hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền cho trở lại quốc tịch Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài được nhập Quốc tịch Việt Nam khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ quốc tịch Việt Nam là gì? Trẻ em nào được mang quốc tịch Việt nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Việt Nam nhưng không biết tiếng Việt thì có được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tàu biển nước ngoài neo đậu tại Việt Nam có được mang quốc tịch Việt Nam không? 
Hỏi đáp pháp luật
Con mang quốc tịch Anh khi cha là người Anh?
Hỏi đáp pháp luật
Đã xin thôi quốc tịch thì có được trở lại quốc tịch Việt Nam không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quốc tịch Việt Nam
Nguyễn Đình Mạnh Tú
8,245 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quốc tịch Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quốc tịch Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào