Những nội dung nào sẽ được kiểm tra, xác minh khi có tố giác, tin báo về tội phạm sử dụng phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản?
- Tội phạm sử dụng phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thực hiện tại nhiều nơi khác nhau thì cơ quan công an nào thụ lý giải quyết?
- Công an xã có thẩm quyền thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm sử dụng phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản không?
- Những nội dung nào sẽ được kiểm tra, xác minh khi có tố giác, tin báo về tội phạm sử dụng phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản?
Tội phạm sử dụng phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thực hiện tại nhiều nơi khác nhau thì cơ quan công an nào thụ lý giải quyết?
Căn cứ tại tiết b Tiểu mục 1.2 Mục 1 Hướng dẫn 14/HDLN-BCA-VKSNDTC năm 2022 có quy định về thẩm quyền, trách nhiệm chung khi tiếp nhận, thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm như sau:
Thẩm quyền, trách nhiệm chung khi tiếp nhận, thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm
...
1.2.Nguyên tắc xác định thẩm quyền thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm
...
b) Trường hợp “tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm”, chưa đủ căn cứ xác định “nơi phát hiện tội phạm, nơi người thực hiện hành phạm tội cư trú hoặc bị bắt” thì Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân nào đã tiếp nhận phải có trách nhiệm thụ lý và thực hiện ngay việc kiểm tra, xác minh giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo Mục 2 Hướng dẫn này. Trường hợp nhiều cơ quan cùng tiếp nhận một nội dung tin báo, tố giác về tội phạm thì các cơ quan xác minh, phối hợp trao đổi, thông tin, tài liệu và giao cho cơ quan tiếp nhận đầu tiên thụ lý, giải quyết. Khi có căn cứ xác định thẩm quyền giải quyết thì chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật; khi chưa có căn cứ xác định thẩm quyền giải quyết thì tiếp tục giải quyết đến khi kết thúc việc kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tội phạm sử dụng phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thực hiện tại nhiều nơi khác nhau thì Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân nào đã tiếp nhận thì thụ lý và thực hiện kiểm tra, xác minh giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
Trường hợp nhiều cơ quan cùng tiếp nhận một nội dung tin báo, tố giác về tội phạm thì các cơ quan xác minh, phối hợp trao đổi, thông tin, tài liệu và giao cho cơ quan tiếp nhận đầu tiên thụ lý giải quyết, cụ thể:
+ Khi có căn cứ xác định thẩm quyền giải quyết thì chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật
+ Khi chưa có căn cứ xác định thẩm quyền giải quyết thì tiếp tục giải quyết.
Những nội dung nào sẽ được kiểm tra, xác minh khi có tố giác, tin báo về tội phạm sử dụng phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản? (Hình từ Internet)
Công an xã có thẩm quyền thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm sử dụng phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản không?
Căn cứ tại Tiểu mục 2.1 Mục 2 Hướng dẫn 14/HDLN-BCA-VKSNDTC năm 2022 có quy định về thẩm quyền, trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân khi tiếp nhận, thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm như sau:
Thẩm quyền, trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân khi tiếp nhận, thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm
2.1. Công an xã, phường, thị trấn; Đồn Công an
Sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm quy định tại Điều 290 và Điều 174 Bộ luật Hình sự thì tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện (cấp trên trực tiếp) để phân loại, thụ lý, giải quyết theo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch 01/2021 và Thông tư số 129/2021/TT-BCA.
...
Công an xã có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm sử dụng phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản sau khi kiểm tra, xác minh sơ bộ thì chuyển ngay đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện (cấp trên trực tiếp) để phân loại, thụ lý, giải quyết.
Như vậy, công an xã không có thẩm quyền thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm sử dụng phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Theo đó, thẩm quyền thụ lý, giải quyết là của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện (cấp trên trực tiếp) của Công an xã đã tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Những nội dung nào sẽ được kiểm tra, xác minh khi có tố giác, tin báo về tội phạm sử dụng phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản?
Căn cứ tại Mục 3 Hướng dẫn 14/HDLN-BCA-VKSNDTC năm 2022 có quy định về nội dung kiểm tra, xác minh, tố giác, tin báo về tội phạm như sau:
Nội dung kiểm tra, xác minh, tố giác, tin báo về tội phạm
3.1. Nhân thân, lai lịch của người tố giác, người bị tố giác, bị hại và những người có liên quan.
3.2. Hành vi, thủ đoạn, hậu quả, thời gian, địa điểm thực hiện phạm tội. Trong đó lưu ý xác minh: Thủ đoạn phạm tội (giả danh cơ quan tư pháp, mời góp vốn, kinh doanh đa cấp, hợp đồng kinh tế…); hình thức, lịch sử liên lạc, trao đổi giữa bị hại và người bị tố giác (số điện thoại, tài khoản zalo, facebook...); cách thức chuyển tiền, nhận tiền (thông tin về tài khoản chuyển tiền, nhận tiền, thời gian, địa điểm chuyển tiền; thời gian, địa điểm bị hại phát hiện bị chiếm đoạt....); kịp thời áp dụng các biện pháp khẩn cấp để xác minh, phong tỏa, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt.
3.3. Tố giác, tin báo về tội phạm đang được cơ quan nào giải quyết. Trường hợp nhiều cơ quan, đơn vị cùng nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì xác minh, phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin để giải quyết.
3.4. Các vấn đề khác có ý nghĩa trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
Theo đó, những nội dung sau sẽ được kiểm tra, xác minh khi có tố giác, tin báo về tội phạm sử dụng phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản:
- Nhân thân, lai lịch của người tố giác, người bị tố giác, bị hại và những người có liên quan.
- Hành vi, thủ đoạn, hậu quả, thời gian, địa điểm thực hiện phạm tội. Trong đó lưu ý xác minh:
+ Thủ đoạn phạm tội (giả danh cơ quan tư pháp, mời góp vốn, kinh doanh đa cấp, hợp đồng kinh tế…)
+ Hình thức, lịch sử liên lạc, trao đổi giữa bị hại và người bị tố giác (số điện thoại, tài khoản zalo, facebook...)
+ Cách thức chuyển tiền, nhận tiền (thông tin về tài khoản chuyển tiền, nhận tiền, thời gian, địa điểm chuyển tiền; thời gian, địa điểm bị hại phát hiện bị chiếm đoạt....)
+ Kịp thời áp dụng các biện pháp khẩn cấp để xác minh, phong tỏa, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt.
- Tố giác, tin báo về tội phạm đang được cơ quan nào giải quyết. Trường hợp nhiều cơ quan, đơn vị cùng nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì xác minh, phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin để giải quyết.
- Các vấn đề khác có ý nghĩa trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?