Cung cấp dịch vụ giám định rừng tự nhiên, rừng trồng bị hủy hoại phải chịu thuế giá trị gia tăng bao nhiêu?

Xin hỏi: Cung cấp dịch vụ giám định rừng tự nhiên, rừng trồng bị hủy hoại phải chịu thuế giá trị gia tăng bao nhiêu?- Câu hỏi của chị Nhi (Lâm Đồng).

Cung cấp dịch vụ giám định rừng tự nhiên, rừng trồng bị hủy hoại phải chịu thuế giá trị gia tăng bao nhiêu?

Tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định về các đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

Đối tượng không chịu thuế GTGT
1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Đối với sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc loại Nhà nước ban hành tiêu chuẩn, chất lượng phải đáp ứng các điều kiện do nhà nước quy định.
...

Tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định về đối tượng chịu thuế 0% như sau:

Thuế suất 0%
1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
...

Tại Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC có quy định về đối tượng chịu thuế suất 5% như sau:

Thuế suất 5%
1. Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 10%.
2. Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng bao gồm:
a) Quặng để sản xuất phân bón là các quặng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón như quặng Apatít dùng để sản xuất phân lân, đất bùn làm phân vi sinh;
b) Thuốc phòng trừ sâu bệnh bao gồm thuốc bảo vệ thực vật theo Danh mục thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác;
c) Các chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.
...

Tại Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định về thuế suất 10% như sau:

Thuế suất 10%
Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.
Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.
...

Tại Công văn 35354/CTHN-TTHT năm 2023 của Cục Thuế Thành phố Hà Nội có đưa ra hướng dẫn về cung cấp dịch vụ giám định rừng tự nhiên, rừng trồng bị hủy hoại như sau:

Trường hợp cung cấp dịch vụ giám định rừng tự nhiên, rừng trồng bị hủy hoại không thuộc trường hợp quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013.

Như vậy, cung cấp dịch vụ giám định rừng tự nhiên, rừng trồng bị hủy hoại không thuộc các đối tượng không chịu thuế GTGT, thuế suất 0% hoặc thuế suất 5%.

Do đó dịch vụ giám định rừng tự nhiên, rừng trồng bị hủy hoại phải chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất là 10%.

Cung cấp dịch vụ giám định rừng tự nhiên, rừng trồng bị hủy hoại phải chịu thuế giá trị gia tăng bao nhiêu?

Cung cấp dịch vụ giám định rừng tự nhiên, rừng trồng bị hủy hoại phải chịu thuế giá trị gia tăng bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Thời điểm xác định thuế GTGT đối với cung ứng dịch vụ giám định là thời điểm nào?

Tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định về thời điểm xác định thuế GTGT như sau:

Thời điểm xác định thuế GTGT
1. Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.
3. Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.
4. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
6. Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Như vậy, thời điểm xác định thuế GTGT đối với cung ứng dịch vụ là:

- Thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ;

- Thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Có mấy phương pháp tính thuế giá trị gia tăng?

Tại Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định về phương pháp tính thuế như sau:

Phương pháp tính thuế
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Như vậy, có 2 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng bao gồm:

- Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng;

- Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Trân trọng!

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng
Hỏi đáp Pháp luật
Bán hàng vào khu chế xuất có phải chịu thuế GTGT hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh doanh ngoại tệ có phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xác định đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng đối với các chi phí phát sinh do Nhà thầu bị chậm tiến độ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xác định số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu được hoàn theo tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh sẽ không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng chịu thuế của thuế giá trị gia tăng là những loại hàng hóa nào? Hàng hóa xuất khẩu có phải chịu thuế giá trị gia tăng hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vận chuyển bưu phẩm từ nước ngoài về Việt Nam thì xuất hóa đơn là 0% hay không chịu thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường Cao đẳng dạy học, dạy nghề thì có thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được áp dụng thuế suất thuế GTGT trong hoạt động đào tạo dạy nghề?
Hỏi đáp Pháp luật
Cung cấp dịch vụ giám định rừng tự nhiên, rừng trồng bị hủy hoại phải chịu thuế giá trị gia tăng bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng
Lương Thị Tâm Như
1,863 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào