Hội Đồng dân tộc và Ủy ban dân tộc khác nhau như thế nào? Chủ tịch Hội đồng Dân tộc hiện nay là ai?
Hội Đồng dân tộc và Ủy ban Dân tộc khác nhau như thế nào?
Tại Điều 66 Luật Tổ chức Quốc hội 2014, điểm e, điểm g Điều này lần lượt bị thay thế bởi điểm b, điểm c khoản 16 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 có quy định về hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội như sau:
Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội
1. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội là cơ quan của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Các Ủy ban của Quốc hội gồm:
a) Ủy ban pháp luật;
b) Ủy ban tư pháp;
c) Ủy ban kinh tế;
d) Ủy ban tài chính, ngân sách;
đ) Ủy ban quốc phòng và an ninh;
e) Ủy ban văn hóa, giáo dục
g) Ủy ban xã hội;
h) Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường;
i) Ủy ban đối ngoại.
3. Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.
Khoản 1 Điều 67 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy định:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
1. Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác. Ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác.
...
Tại Điều 1 Nghị định 66/2022/NĐ-CP có quy định về vị trí, chức năng của Ủy ban dân tộc như sau:
Vị trí và chức năng
Ủy ban Dân tộc là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 40 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 có quy định:
Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
1. Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập có người đứng đầu.
Số lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục không quá 04; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm bình quân không quá 03 người trên một đơn vị.
3. Việc thành lập các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quyết định căn cứ vào tính chất, phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ, cơ quan ngang bộ.
Theo đó, có thể thấy Hội Đồng dân tộc và Ủy ban Dân tộc khác nhau một số đặc điểm cơ bản như sau:
Về vị trí:
Hội đồng dân tộc là cơ quan của Quốc hội
Ủy ban Dân tộc là cơ quan ngang bộ của Chính phủ
Về cơ cấu tổ chức:
Hội đồng dân tộc gồm có: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác.
Ủy ban Dân tộc (là cơ quan ngang bộ) gồm có: Vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập. Vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập có người đứng đầu.
Số lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục không quá 04; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm bình quân không quá 03 người trên một đơn vị.
Hội Đồng dân tộc và Ủy ban dân tộc khác nhau như thế nào? Chủ tịch Hội đồng Dân tộc hiện nay là ai? (Hình từ Internet)
Hội Đồng dân tộc có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Tại Điều 69 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng dân tộc. Cụ thể:
- Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh về chính sách dân tộc; thẩm tra các dự án khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao; thẩm tra việc bảo đảm chính sách dân tộc trong các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Tham gia ý kiến về việc ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc của Chính phủ.
- Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực dân tộc; giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Giám sát văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan đến công tác dân tộc.
- Trình dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực Hội đồng dân tộc phụ trách.
- Kiến nghị các vấn đề về chính sách dân tộc của Nhà nước, các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và về những vấn đề khác có liên quan đến công tác dân tộc.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc hiện nay là ai?
Hiện nay, Ông Y Thanh Hà Niê K’đăm là Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
Đồng thời, ông cũng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Canada.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?