Trường hợp nào hộ gia đình sử dụng nước cho sinh hoạt phải đăng ký sử dụng tài nguyên nước?

Xin hỏi: Trường hợp nào hộ gia đình sử dụng nước cho sinh hoạt phải đăng ký sử dụng tài nguyên nước?- Câu hỏi của anh Thuận (Quảng Nam).

Trường hợp nào hộ gia đình sử dụng nước cho sinh hoạt phải đăng ký sử dụng tài nguyên nước?

Tại Điều 44 Luật Tài nguyên nước 2012 có quy định về việc sử dụng nước cho sinh hoạt như sau:

Đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép:
a) Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;
b) Khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
c) Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;
d) Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học;
đ) Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
2. Trường hợp khai thác nước dưới đất quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì phải đăng ký.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật này cấp giấy phép trước khi quyết định việc đầu tư.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Như vậy, hộ gia đình sử dụng nước cho sinh hoạt phải đăng ký sử dụng tài nguyên nước trong trường hợp khai thác nước dưới đất ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức.

Trường hợp nào hộ gia đình sử dụng nước cho sinh hoạt phải đăng ký sử dụng tài nguyên nước?

Trường hợp nào hộ gia đình sử dụng nước cho sinh hoạt phải đăng ký sử dụng tài nguyên nước? (Hình từ Internet)

Nhà nước ưu tiên khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt bằng biện pháp gì?

Tại Điều 45 Luật Tài nguyên nước 2012 có quy định về khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt như sau:

Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt
1. Nhà nước ưu tiên khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt bằng các biện pháp sau đây:
a) Đầu tư, hỗ trợ các dự án cấp nước sinh hoạt, nước sạch, ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước, vùng có nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Có chính sách ưu đãi, khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt.
2. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, dự án cấp nước sinh hoạt, nước sạch; thực hiện biện pháp khẩn cấp để bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc sự cố ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng gây ra thiếu nước.
3. Tổ chức, cá nhân được cấp nước sinh hoạt có trách nhiệm tham gia đóng góp công sức, tài chính cho việc bảo vệ nguồn nước, khai thác, xử lý nước phục vụ cho sinh hoạt theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nhà nước ưu tiên khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt bằng các biện pháp như sau:

- Đầu tư, hỗ trợ các dự án cấp nước sinh hoạt, nước sạch, ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo;

Vùng khan hiếm nước, vùng có nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Có chính sách ưu đãi, khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt.

Cá nhân có quyền gì khi khai thác, sử dụng tài nguyên nước?

Tại Điều 43 Luật Tài nguyên nước 2012 có quy định về quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước như sau:

- Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có các quyền sau đây:

- Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và mục đích khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

- Được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

- Sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên nước theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Được dẫn nước chảy qua đất liền kề thuộc quyền quản lý, sử dụng của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;

- Khiếu nại, khởi kiện về các hành vi vi phạm quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trân trọng!

Tài nguyên nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tài nguyên nước
Hỏi đáp Pháp luật
Suy thoái nguồn nước là gì? Việc lập hành lang bảo vệ nguồn nước có nhằm mục đích phòng chống suy thoái nguồn nước hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lưu vực sông là gì? Danh mục lưu vực sông dùng làm căn cứ để thực hiện những nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp nào phải xác định dòng chảy tối thiểu?
Hỏi đáp Pháp luật
Công trình khai thác nước bị hư hỏng có được xem xét điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp về sử dụng tài nguyên nước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giới hạn mực nước khai thác của tầng chứa nước tại đồng bằng sông Cửu Long là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào bổ sung nhân tạo nước dưới đất? Tổ chức, cá nhân thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất có trách nhiệm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu dịch vụ tài nguyên nước? Việc hạch toán tài nguyên nước phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo tình hình khai thác tài nguyên nước mới nhất 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tài nguyên nước
Lương Thị Tâm Như
574 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào