Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế thì có được kinh doanh cả dịch vụ lữ hành nội địa không?

Doanh nghiệp của tôi muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế thì có kinh doanh cả dịch vụ lữ hành nội địa được không? Mong được giải đáp thắc mắc!

Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành như thế nào?

Căn cứ theo Điều 30 Luật Du lịch 2017 quy định về phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:

Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa.
2. Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Như vậy, doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế thì vẫn có thể kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành nội địa, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế thì có được kinh doanh cả dịch vụ lữ hành nội địa không? (Hình từ Internet)

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Như vậy, điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và nội địa khác nhau ở định mức ký quỹ kinh doanh tại ngân hàng và trình độ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

- Đối với dịch vụ lữ hành nội địa: Người phụ trách phải tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa

- Đối với dịch vụ lữ hành quốc tế: Người phụ trách phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên hoặc chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 1 khoản 2 Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP quy định về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:

Mức ký quỹ và phương thức ký quỹ
1. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (hai mươi
triệu) đồng.
2. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;
b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.
...

Trên đây là định mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng khi kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành ở Việt Nam

Tiền ký quỹ kinh doanh du lịch lữ hành thì được sử dụng như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng tiền ký quỹ như sau:

Quản lý, sử dụng tiền ký quỹ
1. Trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối.
...

Như vậy, tiền ký quỹ sẽ được dùng khi khách du lịch gặp vấn đề ngoài ý muốn cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không bố trí được kinh phí kịp thời được.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chu Tường Vy
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào