Mẫu Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật mới nhất 2023? Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật quá cảnh bao gồm những giấy tờ gì?
Mẫu Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật mới nhất 2023?
Tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT có quy định về mẫu Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật như sau:
Tải Mẫu Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật ban hành kèm Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT tại đây.
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật quá cảnh bao gồm những giấy tờ gì?
Tại Điều 11 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT đươc sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 Thông tư 15/2021/TT-BNNPTNT có quy định về hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật quá cảnh như sau:
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật quá cảnh
1. Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Bản sao chụp hoặc bản điện tử hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do nước xuất khẩu cấp.
Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp hoặc bản điện tử, phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
3. Bản điện tử hoặc bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
Như vậy, hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật quá cảnh bao gồm những giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật;
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do nước xuất khẩu cấp (bản sao chụp hoặc bản điện tử hoặc bản chính);
Nếu chủ vật thể nộp bản sao chụp hoặc bản điện tử thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể;
- Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (bản điện tử hoặc bản chính hoặc bản sao chứng thực).
Mẫu Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật mới nhất 2023? Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật quá cảnh bao gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật quá cảnh được tiến hành như thế nào?
Tại Điều 12 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT có quy định về trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật quá cảnh như sau:
Bước 1: Chủ vật thể đăng ký kiểm dịch thực vật nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật.
Bước 2: Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự:
- Kiểm tra vật thể sơ bộ
Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở, khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.
- Kiểm tra vật thể chi tiết
Kiểm tra tình trạng bao gói và độ nguyên vẹn của lô hàng; Phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.
Trường hợp tình trạng bao gói của lô vật thể không đảm bảo thì chủ vật thể phải bao gói lại.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
- Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật quá cảnh.
- Trường hợp phát hiện lô vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ thì cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định áp dụng các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật phù hợp theo quy định.
Kiểm dịch thực vật phải đáp ứng những yêu cầu chung gì?
Tại Điều 4 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT có quy định yêu cầu chung về kiểm dịch thực vật bao gồm như sau:
- Kiểm tra nhanh chóng, phát hiện chính xác đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam và sinh vật gây hại lạ trên vật thể nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu.
- Quyết định biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời đối với vật thể nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam và sinh vật gây hại lạ.
Trách nhiệm của Cơ quan kiểm dịch thực vật là gì?
Tại Điều 19 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT có quy định về trách nhiệm của Cơ quan kiểm dịch thực vật bao gồm như sau:
- Thực hiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra lô vật thể, cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và thực hiện các nghiệp vụ kiểm dịch thực vật khác.
- Thực hiện việc lưu mẫu, gửi mẫu, vận chuyển mẫu và hủy mẫu vật thể hoặc mẫu sinh vật gây hại; lập và lưu giữ hồ sơ về kiểm dịch thực vật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?