-
Xúc tiến thương mại
-
Pháp nhân thương mại
-
Khuyến mại
-
Tập quán thương mại quốc tế
-
Hội chợ thương mại
-
Quảng cáo
-
Triển lãm thương mại
-
Giám định thương mại
-
Giới thiệu hàng hoá
-
Cục Xúc tiến thương mại
-
Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại
-
Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài
-
Trưng bày hàng hoá
-
Giới thiệu dịch vụ nhằm xúc tiến thương mại
-
Trưng bày dịch vụ nhằm xúc tiến thương mại
-
Xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương

Để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì pháp nhân thương mại phải nộp bao nhiêu tiền?
- Pháp nhân thương mại nộp tiền để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại tại đâu?
- Để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì pháp nhân thương mại phải nộp bao nhiêu tiền?
- Thời điểm pháp nhân thương mại nộp tiền để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là khi nào?
Pháp nhân thương mại nộp tiền để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại tại đâu?
Căn cứ tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định 115/2017/NĐ-CP có quy định về trình tự, thủ tục nộp tiền để bảo đảm thi hành án như sau:
Trình tự, thủ tục nộp tiền để bảo đảm thi hành án
...
2. Việc nộp tiền để bảo đảm thi hành án có thể được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản hoặc nộp tiền mặt vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra hoặc cơ quan thi hành án dân sự mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan tài chính trong quân đội.
Trường hợp pháp nhân thương mại nộp tiền bằng ngoại tệ thì khi nộp tiền phải căn cứ vào tỷ giá hối đoái của liên ngân hàng tại thời điểm nộp tiền giữa Việt Nam đồng và ngoại tệ đó để nộp một khoản ngoại tệ tương ứng với mức tiền phải nộp để bảo đảm thi hành án theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền.
3. Thủ tục nộp tiền để bảo đảm thi hành án tại ngân hàng được quy định như sau:
..
4. Thủ tục nộp tiền để bảo đảm thi hành án tại Kho bạc Nhà nước được quy định như sau:
...
Việc nộp tiền để bảo đảm thi hành án có thể được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản hoặc nộp tiền mặt vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra hoặc cơ quan thi hành án dân sự mở tại Kho bạc Nhà nước.
Pháp nhân thương mại nộp tiền để bảo đảm thi hành án tại ngân hàng hoặc
Pháp nhân nộp tiền để bảo đảm thi hành án tại Kho bạc Nhà nước.
Để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì pháp nhân thương mại phải nộp bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại Điều 1 Nghị định 115/2017/NĐ-CP có quy định về mức tiền phải nộp để bảo đảm thi hành án như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về trình tự, thủ tục, mức tiền mà pháp nhân thương mại bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử phải nộp để bảo đảm thi hành án (bao gồm thi hành hình phạt tiền và thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại); việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án.
Căn cú tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 115/2017/NĐ-CP có quy định về mức tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại được quy định như sau:
Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án
...
3. Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại được quy định như sau:
a) Nếu điều khoản được áp dụng, để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân thương mại có tình tiết quy định mức thiệt hại về tài sản thì mức tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không dưới 50% và không cao hơn mức thiệt hại cao nhất về tài sản quy định tại điều khoản đó;
b) Nếu trong điều khoản được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân thương mại không có tình tiết quy định mức thiệt hại về tài sản thì tùy từng trường hợp, cơ quan tiến hành tố tụng đang giải quyết vụ án có thể áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để xác định mức thiệt hại làm cơ sở cho việc quyết định mức tiền cụ thể mà pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường. Mức tiền nộp được quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không cao hơn mức thiệt hại thực tế đã được xác định.
Mức tiền phải nộp để bảo đảm thi hành án bao gồm: mức tiền bảo đảm thi hành hình phạt tiền và mức tiền bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
Theo đó, mức tiền mà pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử là không dưới 50% và không cao hơn mức thiệt hại cao nhất về tài sản quy định tại điều khoản được áp dụng, để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có tình tiết quy định mức thiệt hại về tài sản.
Mức tiền nộp cụ thể do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định trong từng trường hợp cụ thể.
Trường hợp trong điều khoản được áp dụng không có tình tiết quy định mức thiệt hại về tài sản thì cơ quan tiến hành tố tụng xác định mức thiệt hại làm cơ sở cho việc quyết định mức tiền cụ thể. Mức tiền nộp được quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không cao hơn mức thiệt hại thực tế đã được xác định.
Mức tiền mà pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử? (Hình từ Internet)
Thời điểm pháp nhân thương mại nộp tiền để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 115/2017/NĐ-CP có quy định về trình tự, thủ tục nộp tiền để bảo đảm thi hành án như sau:
Trình tự, thủ tục nộp tiền để bảo đảm thi hành án
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền về việc áp dụng biện pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án, pháp nhân thương mại bị áp dụng biện pháp này phải hoàn thành việc nộp tiền.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thể hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền để bảo đảm thi hành án đúng hạn thì thời hạn này được tính lại kể từ khi lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không còn nữa.
...
Như vậy, pháp nhân thương mại nộp tiền để bảo đảm thi hành án trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định về việc áp dụng biện pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thể hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền để bảo đảm thi hành án đúng hạn thì thời hạn này được tính lại kể từ khi lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không còn nữa.
Trân trọng!

Võ Ngọc Trúc Quỳnh
- Cách đánh giá xếp loại học sinh THCS năm học 2022-2023 đã có sự thống nhất đồng bộ chưa?
- Mẫu hợp đồng thế chấp sổ đỏ mới nhất 2023? Người sử dụng đất có được thế chấp sổ đỏ cho cá nhân khác không phải là tổ chức tín dụng không?
- Tiêu chí xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2023?
- Tăng cường quản lý thuế đối với tổ chức cung cấp dịch vụ quảng cáo trên môi trường mạng?
- Quyền đòi nợ có phải là quyền tài sản theo quy định pháp luật không? Có được đòi nợ thay người thân đã mất không?