Có phải việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên bao bì thuốc lá là bắt buộc theo pháp luật hiện nay?

Cho tôi hỏi, có phải việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên bao bì thuốc lá là bắt buộc theo pháp luật hiện nay? (Câu hỏi của chị Minh - Hòa Bình).

Cảnh báo khả năng hàng hóa có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng là trách nhiệm của ai?

Căn cứ tại Điều 12 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng như sau:

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng
1. Ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
2. Niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch vụ.
3. Cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa.
4. Cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa.
.....

Như vậy, việc cảnh báo khả năng hàng hóa có ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa.

Có phải việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên bao bì thuốc lá là bắt buộc theo pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)

Có phải việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên bao bì thuốc lá là bắt buộc theo pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)

Có phải việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên bao bì thuốc lá là bắt buộc theo pháp luật hiện nay?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 quy định cụ thể như sau:

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng
...
3. Cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa.
....

Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 cụ thể:

Giải thích từ ngữ
....
6. Kinh doanh thuốc lá là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ sản xuất, nhập khẩu đến tiêu thụ thuốc lá trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
....

Theo Điều 15 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.

Ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá
1. Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.
2. Việc ghi nhãn đối với thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải được thực hiện bằng tiếng Việt, theo đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá và bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) In cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh bảo đảm rõ ràng, dễ nhìn, dễ hiểu;
b) Dán tem hoặc in mã số, mã vạch; ghi ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng;
c) Ghi rõ số lượng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác;
d) Không được sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khoẻ con người.
......

Theo các căn cứ trên, việc in cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá là việc bắt buộc phải làm và là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

Nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh in cảnh báo sức khỏe trên vỏ bao thuốc lá không đúng theo quy định pháp luật thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 27 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về vi phạm quy định về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá như sau:

Vi phạm quy định về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá
1.Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) In cảnh báo sức khỏe không đúng mẫu, vị trí, diện tích và màu sắc theo quy định của pháp luật;
b) Không thay đổi định kỳ 2 năm một lần cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật;
c) Không ghi rõ số lượng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác;
d) Sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khỏe con người.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật đối với thuốc lá sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam;
b) Ký hợp đồng, sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ trong nước khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi sản phẩm và khắc phục, loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này. Trường hợp không khắc phục được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này (nếu có).

Tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định:

Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Theo đó, tùy từng trường hợp cụ thể mà sẽ có mức phạt khác nhau:

- Trường hợp in cảnh báo sức khỏe không đúng mẫu, vị trí, diện tích và màu sắc theo quy định của pháp luật thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

- Trường hợp không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật đối với thuốc lá sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam thì sẽ bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Lưu ý: mức phạt trên đây sẽ được áp dụng cho cá nhân, mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Ngoài ra, buộc phải thu hồi sản phẩm và khắc phục hoặc loại bỏ yếu tố vi phạm. Nếu không khắc phục được thì phải tiêu hủy.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh còn phải nộp lại số lợi bất hợp pháp thông qua việc ký hợp đồng, sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ trong nước khi chưa được cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trân trọng!

Kinh doanh thuốc lá
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kinh doanh thuốc lá
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên bao bì thuốc lá là bắt buộc theo pháp luật hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kinh doanh thuốc lá
Dương Thanh Trúc
1,125 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kinh doanh thuốc lá

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh thuốc lá

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào