Trường hợp nào doanh nghiệp được xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền nợ vay từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia?
- Trường hợp nào doanh nghiệp được xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền nợ vay từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia?
- Điều kiện để doanh nghiệp được xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền nợ vay từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia?
- Hồ sơ đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ vay từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia gồm các tài liệu gì?
Trường hợp nào doanh nghiệp được xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền nợ vay từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia?
Tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN có quy định về điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia như sau:
Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ
1. Doanh nghiệp gặp rủi ro thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 6 Thông tư này được xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền nợ.
....
Khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN có quy định về các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia như sau:
Các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro
1. Doanh nghiệp bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, thảm họa, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp quốc gia.
2. Doanh nghiệp gặp rủi ro trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (đối với chủ sở hữu là cá nhân) bị mất năng lực hành vi dân sự, bị chết, mất tích, không còn tài sản để trả nợ; doanh nghiệp đã dừng hoạt động, không còn tài sản và khả năng tài chính để trả nợ; doanh nghiệp gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác bao gồm cả việc gặp tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị, thay đổi chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến hoạt động thua lỗ, tình hình tài chính khó khăn, không có khả năng hoặc không trả được nợ (gốc, lãi).
...
Như vậy, doanh nghiệp được xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền nợ vay từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia khi thuộc trường hợp sau:
- Doanh nghiệp bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, thảm họa, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp quốc gia.
- Doanh nghiệp gặp rủi ro trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (đối với chủ sở hữu là cá nhân) bị mất năng lực hành vi dân sự, bị chết, mất tích, không còn tài sản để trả nợ;
- Doanh nghiệp đã dừng hoạt động, không còn tài sản và khả năng tài chính để trả nợ;
- Doanh nghiệp gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác bao gồm cả việc gặp tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị, thay đổi chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến hoạt động thua lỗ, tình hình tài chính khó khăn, không có khả năng hoặc không trả được nợ (gốc, lãi).
Trường hợp doanh nghiệp được xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền nợ vay từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia? (Hình từ Internet)
Điều kiện để doanh nghiệp được xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền nợ vay từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia?
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN các điều kiện để doanh nghiệp được xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền nợ vay từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia bao gồm:
- Thuộc trường hợp được xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền nợ vay từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia;
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hợp đồng;
- Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến không trả được khoản nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng;
- Có phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ khả thi sau khi được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ;
- Có đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ vay từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia gồm các tài liệu gì?
Tại khoản 5 Điều 9 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN hồ sơ đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ vay từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị xử lý rủi ro do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký, bao gồm các nội dung:
+ Nguyên nhân dẫn đến rủi ro không trả được nợ theo đúng hợp đồng;
+ Mức thiệt hại về vốn và tài sản; giá trị ghi sổ kế toán của khoản nợ;
+ Các biện pháp xử lý rủi ro đã được áp dụng (nếu có) và kiến nghị biện pháp xử lý rủi ro;
+ Xây dựng cam kết về tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ vay nếu được chấp nhận áp dụng biện pháp xử lý rủi ro;
- Bản sao có chứng thực Báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập hoặc Báo cáo tài chính đã gửi cơ quan thuế trong 02 năm gần nhất trước thời điểm đề nghị xử lý rủi ro của doanh nghiệp hoặc Báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập hoặc Báo cáo tài chính đã gửi cơ quan thuế của năm trước thời điểm đề nghị xử lý rủi ro đối với doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 02 năm;
- Bản sao có chứng thực Bản đối chiếu nợ vay đến thời điểm đề nghị biện pháp xử lý rủi ro;
- Các văn bản, tài liệu có liên quan khác (nếu có).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?