Đã có Thông tư hướng dẫn xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia?

Cho anh hỏi đã có Thông tư hướng dẫn xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia chưa? Câu hỏi của anh Toàn (Quảng Nam)

Đã có Thông tư hướng dẫn xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia?

Ngày 15/5/2023 Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ đã ký ban hành Thông tư 03/2023/TT-BKHCN hướng dẫn xử lý rủi ro cho vay trực tiếp Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.

Phạm vi điều chỉnh của Thông tư 03/2023/TT-BKHCNhướng dẫn xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 04/2021/QĐ-TTg.

Thông tư 03/2023/TT-BKHCN áp dụng đối với Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, doanh nghiệp tham gia các hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thông tư 03/2023/TT-BKHCN sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2023.

Đã có Thông tư hướng dẫn xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia?

Đã có Thông tư hướng dẫn xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia? (Hình từ Internet)

Những nguyên tắc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia?

Theo Điều 3 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN những nguyên tắc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia bao gồm:

- Việc xử lý rủi ro phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

- Việc xem xét xử lý rủi ro phải căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức độ rủi ro, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, có đầy đủ hồ sơ, văn bản, tài liệu theo quy định.

- Việc xử lý rủi ro được thực hiện theo hướng giảm thiệt hại tối đa cho Nhà nước và gắn trách nhiệm của Quỹ, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thu hồi khoản cho vay của Quỹ.

- Việc lựa chọn biện pháp xử lý rủi ro được thực hiện theo thứ tự ưu tiên, biện pháp nào không gây mất vốn hoặc ít gây mất vốn nhà nước thì được cân nhắc thực hiện trước.

- Một khoản nợ có thể áp dụng một hoặc đồng thời nhiều biện pháp xử lý rủi ro được quy định tại Thông tư này.

- Tỷ lệ chấp nhận rủi ro của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được đo bằng giá trị tổn thất làm giảm vốn điều lệ chia cho vốn điều lệ thực có của Quỹ tại thời điểm xác định tỷ lệ chấp nhận rủi ro và dưới 5% tại thời điểm kết thúc năm tài chính. Trường hợp tỷ lệ chấp nhận rủi ro của Quỹ từ 5% trở lên.

Phạm vi xử lý nợ bị rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia như thế nào?

Tại Điều 4 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN có quy định về phạm vi xử lý nợ bị rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia như sau:

Phạm vi xử lý nợ bị rủi ro
1. Doanh nghiệp vay vốn tại Quỹ có tài sản bảo đảm theo quy định gặp rủi ro, Quỹ được quyền chủ động xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật để thu hồi vốn. Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm dùng để bù đắp chi phí xử lý tài sản bảo đảm; hoàn trả nợ gốc, nợ lãi cho Quỹ.
2. Doanh nghiệp vay vốn tại Quỹ mà tài sản bảo đảm có mua bảo hiểm nếu bị tổn thất thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm. Khoản tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm được dùng để hoàn trả nợ gốc, nợ lãi cho Quỹ.
3. Doanh nghiệp vay vốn tại Quỹ bị phá sản thì thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.

Như vậy, phạm vi xử lý nợ bị rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia như sau:

- Doanh nghiệp vay vốn tại Quỹ có tài sản bảo đảm theo quy định gặp rủi ro, Quỹ được quyền chủ động xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật để thu hồi vốn. Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm dùng để bù đắp chi phí xử lý tài sản bảo đảm; hoàn trả nợ gốc, nợ lãi cho Quỹ.

- Doanh nghiệp vay vốn tại Quỹ mà tài sản bảo đảm có mua bảo hiểm nếu bị tổn thất thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm. Khoản tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm được dùng để hoàn trả nợ gốc, nợ lãi cho Quỹ.

- Doanh nghiệp vay vốn tại Quỹ bị phá sản thì thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.

Trân trọng!

Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Có những phương thức bán nợ nào trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem xét xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp được xem xét bán nợ khi vay của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào doanh nghiệp được gia hạn nợ trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp được khoanh nợ khi vay của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào doanh nghiệp được xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền nợ vay từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư hướng dẫn xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia
484 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào