Lái xe đạp nhầm chân ga gây tai nạn giao thông có được bảo hiểm trách nhiệm dân sự bồi thường?
Lái xe đạp nhầm chân ga gây tai nạn giao thông có được bảo hiểm trách nhiệm dân sự bồi thường?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới quy định phạm vi bồi thường thiệt hại như sau:
Phạm vi bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.
2. Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách do xe cơ giới gây ra.
Như vậy, nếu chủ xe cơ giới lái xe đạp nhầm chân ga gây tai nạn giao thông mà chỉ mình bị thương không có thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba, cũng không có thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách. Thì sẽ không được bảo hiểm trách nhiệm dân sự bồi thường.
Lái xe đạp nhầm chân ga gây tai nạn giao thông có được bảo hiểm trách nhiệm dân sự bồi thường? (Hình từ Internet)
Mức chi trả bảo hiểm trách nhiệm dân sự được quy định như thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-BTC quy định về mức trách nhiệm của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới như sau:
Mức trách nhiệm bảo hiểm
1. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là một trăm năm mươi (150) triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn.
2. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản:
a) Do xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là năm mươi (50) triệu đồng trong một vụ tai nạn.
b) Do xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe máy chuyên dùng theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là một trăm (100) triệu đồng trong một vụ tai nạn.
Như vậy, mức chi trả của bảo hiểm trách nhiệm dân sự như sau:
Đối với thiệt hại về về sức khỏe, tính mạng là một trăm năm mươi (150) triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn.
Đối với thiệt hại về tài sản như sau:
- Do xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là năm mươi (50) triệu đồng trong một vụ tai nạn.
- Do xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe máy chuyên dùng theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là một trăm (100) triệu đồng trong một vụ tai nạn.
Pháp luật loại trừ bảo hiểm trách nhiệm dân sự bồi thường tai nạn giao thông trong các trường hợp nào?
Tại Điều 13 Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới quy định về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau:
Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:
1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.
2. Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe Cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
3. Người lái xe chưa đủ độ tuổi hoặc quá độ tuổi điều khiển xe cơ giới theo quy định pháp luật về giao thông đường bộ; người lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản Lý Giấy phép lái xe) hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa hoặc sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì được coi là không có Giấy phép lái xe.
4. Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
5. Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.
6. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
7. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
8. Chiến tranh, khủng bố, động đất.
Như vậy, nếu chủ xe cơ giới gây ra thiệt hai, mặc dù có bảo hiểm tai nạn giao thông nhưng thuộc một trong tám dấu hiệu nêu trên thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phải bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp lời chúc Giáng sinh ngắn gọn, mới nhất năm 2024?
- Đề ôn thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 vòng 8 cấp huyện có đáp án 2024 - 2025?
- Lịch âm tháng 2 năm 2025 - Lịch vạn niên tháng 2 năm 2025 đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam?
- Chính thức chốt mức lương cơ sở cán bộ công chức viên chức năm 2025 chưa?