Doanh nghiệp được xem xét bán nợ khi vay của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia trong trường hợp nào?
- Doanh nghiệp được xem xét bán nợ khi vay của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia trong trường hợp nào?
- Điều kiện để Doanh nghiệp được Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia xem xét bán nợ là gì?
- Những ai có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bán nợ trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia?
Doanh nghiệp được xem xét bán nợ khi vay của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia trong trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN thì doanh nghiệp gặp rủi ro thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 6 Thông tư này được xem xét bán nợ.
Tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN có quy định về các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia như sau:
Các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro
1. Doanh nghiệp bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, thảm họa, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp quốc gia.
2. Doanh nghiệp gặp rủi ro trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (đối với chủ sở hữu là cá nhân) bị mất năng lực hành vi dân sự, bị chết, mất tích, không còn tài sản để trả nợ; doanh nghiệp đã dừng hoạt động, không còn tài sản và khả năng tài chính để trả nợ; doanh nghiệp gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác bao gồm cả việc gặp tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị, thay đổi chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến hoạt động thua lỗ, tình hình tài chính khó khăn, không có khả năng hoặc không trả được nợ (gốc, lãi).
3. Doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chưa có khả năng trả được nợ hoặc không trả được nợ mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
....
Như vậy, doanh nghiệp được xem xét bán nợ khi vay của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia trong trường hợp như sau:
- Doanh nghiệp bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, thảm họa, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp quốc gia.
- Doanh nghiệp gặp rủi ro trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (đối với chủ sở hữu là cá nhân) bị mất năng lực hành vi dân sự, bị chết, mất tích, không còn tài sản để trả nợ;
- Doanh nghiệp đã dừng hoạt động, không còn tài sản và khả năng tài chính để trả nợ;
- Doanh nghiệp gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác bao gồm cả việc gặp tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị, thay đổi chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến hoạt động thua lỗ, tình hình tài chính khó khăn, không có khả năng hoặc không trả được nợ (gốc, lãi);
- Doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chưa có khả năng trả được nợ hoặc không trả được nợ mà không thuộc trường hợp như trên.
Doanh nghiệp được xem xét bán nợ khi vay của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện để Doanh nghiệp được Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia xem xét bán nợ là gì?
Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN điều kiện để Doanh nghiệp được Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia xem xét bán nợ bao gồm:
- Thuộc đối tượng gặp rủi ro được xem xét bán nợ;
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hợp đồng;
- Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong ít nhất 01 năm liền kề trước năm phải xử lý rủi ro bị lỗ hoặc lỗ lũy kế, không trả được nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng;
- Có đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Những ai có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bán nợ trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia?
Tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN có quy định về biện pháp bán nợ trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia như sau:
Bán nợ
....
4. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bán nợ:
a) Hội đồng quản lý Quỹ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bán nợ theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 31 Điều lệ Quỹ, quy định của Ngân hàng nhà nước về hoạt động mua, bán nợ khi việc áp dụng biện pháp bán nợ không làm giảm vốn điều lệ của Quỹ;
b) Trường hợp áp dụng biện pháp bán nợ làm giảm vốn điều lệ của Quỹ, Giám đốc Quỹ trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định tại điểm a, b, c, e khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều 31 Điều lệ Quỹ.
...
Như vậy, thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bán nợ trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia thuộc về Hội đồng quản lý Quỹ.
Trường hợp áp dụng biện pháp bán nợ làm giảm vốn điều lệ của Quỹ, Giám đốc Quỹ trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Thông tư 03/2023/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 01/07/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?
- Biểu mẫu báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ mới nhất?