Có những phương thức bán nợ nào trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia?
- Hồ sơ đề nghị bán nợ trong trường hợp Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia đề nghị bán nợ trong hoạt động cho vay gồm những văn bản nào?
- Trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia sẽ có những phương thức bán nợ nào?
- Ai có trách nhiệm đánh giá rủi ro khi Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia thực hiện bán nợ trong hoạt động cho vay?
Hồ sơ đề nghị bán nợ trong trường hợp Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia đề nghị bán nợ trong hoạt động cho vay gồm những văn bản nào?
Theo khoản 5 Điều 12 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN hồ sơ đề nghị bán nợ trong trường hợp Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia đề nghị bán nợ gồm những văn bản như sau:
- Văn bản đề xuất xử lý rủi ro của Quỹ gồm các nội dung cơ bản: Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình trả nợ (gốc, lãi) theo hợp đồng, rủi ro xảy ra, nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với doanh nghiệp, giá trị ghi sổ kế toán của khoản nợ.
Lưu ý: Văn bản đề xuất xử lý rủi ro phải nêu rõ tình hình thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, các biện pháp xử lý rủi ro đã được áp dụng và kết quả thực hiện (nếu có) và đề xuất biện pháp xử lý rủi ro cần được áp dụng;
- Biên bản xác nhận mức thiệt hại về vốn và tài sản của doanh nghiệp (không cần có xác nhận của doanh nghiệp);
- Kiến nghị việc xử lý rủi ro cho một phần hay toàn bộ giá trị ghi sổ kế toán của khoản nợ;
- Bản chính văn bản đề nghị hoặc chấp thuận mua nợ của Bên mua nợ (nếu có);
- Các văn bản, tài liệu khác theo quy định của pháp luật và theo đề nghị của Bên mua nợ (nếu có).
Trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia sẽ có những phương thức bán nợ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:
Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Theo đó, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản theo quy định của pháp luật dân sự hiện nay.
Tại khoản 6 Điều 12 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN có quy định về biện pháp bán nợ trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia như sau:
Bán nợ
....
6. Phương thức bán nợ
a) Phương thức đấu giá
- Quỹ thuê tổ chức đấu giá được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật hoặc tự tổ chức bán đấu giá khoản nợ theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản;
- Việc xác định giá khởi điểm của khoản nợ theo phương thức bán đấu giá được thực hiện theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về thẩm định giá khoản nợ trong hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng.
b) Phương thức thỏa thuận
- Quỹ và bên mua nợ trực tiếp thỏa thuận việc mua bán nợ hoặc thông qua bên môi giới theo nguyên tắc thị trường;
- Việc xác định giá của khoản nợ theo nguyên tắc thị trường có tham khảo mức giá khởi điểm của khoản nợ được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
....
Theo đó, có hai phương thức bán nợ nào trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia là phương thức đấu giá và phương thức thỏa thuận.
Có những phương thức bán nợ nào trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm đánh giá rủi ro khi Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia thực hiện bán nợ trong hoạt động cho vay?
Tại khoản 10 Điều 12 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN có quy định về bán nợ trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia như sau:
Bán nợ
....
10. Tổ chức thực hiện xử lý rủi ro:
a) Trường hợp doanh nghiệp đề nghị xử lý rủi ro, sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này, Giám đốc Quỹ có trách nhiệm tổ chức việc thẩm định, đánh giá về rủi ro; xem xét mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với doanh nghiệp; lập báo cáo xử lý rủi ro; xin ý kiến Hội đồng xử lý rủi ro về biện pháp xử lý rủi ro, trình cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý rủi ro. Sau khi có quyết định áp dụng biện pháp xử lý rủi ro, Giám đốc Quỹ tổ chức thực hiện bán nợ;
b) Trường hợp Quỹ đề nghị xử lý rủi ro, sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều này, Giám đốc Quỹ có trách nhiệm tổ chức việc thẩm định, đánh giá về rủi ro; xem xét mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với doanh nghiệp; lập báo cáo xử lý rủi ro; xin ý kiến Hội đồng xử lý rủi ro về biện pháp xử lý rủi ro, trình cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý rủi ro. Sau khi có quyết định áp dụng biện pháp xử lý rủi ro, Giám đốc Quỹ tổ chức thực hiện bán nợ.
Như vậy, Giám đốc Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia là người có trách nhiệm đánh giá về rủi ro khi Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia thực hiện bán nợ.
Thông tư 03/2023/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 01/07/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?
- Biểu mẫu báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ mới nhất?