Số lượng cầu thủ dự bị tối đa trên sân bóng đá 05 người là bao nhiêu? Trên sân bóng đá 05 người, áo của các cầu thủ có bắt buộc phải khác màu nhau?
Số lượng cầu thủ dự bị tối đa trên sân bóng đá 05 người là bao nhiêu?
Tại Luật III Luật Bóng đá 5 người của Liên đoàn bóng đá Quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 480/QĐ-UBTDTT-TTII năm 1998 có quy định về số lượng cầu thủ như sau:
Luật III:
SỐ LƯỢNG CẦU THỦ
1. Mỗi trận đấu phải có hai đội, mỗi đội có tối đa là 5 cầu thủ, trong đó có một thủ môn.
2. Trong bất kỳ trận đấu nào của một giải chính thức do FIFA, Liên đoàn bóng đá Châu lục hay Liên đoàn bóng đá quốc gia điều hành đều có quyền thay đổi cầu thủ thi đấu bằng cầu thủ dự bị.
3. Số lượng cầu thủ dự bị tối đa là 7.
4. Số lần thay đổi cầu thủ dự bị (kể cả thay thế thủ môn dự bị) trong một trận đấu không hạn chế và có thể được tiến hành cả khi bóng trong cuộc hoặc ngoài cuộc. Cầu thủ đã thay ra sân vẫn được quyền vào lại sân thay cầu thủ khác.
5. Việc thay cầu thủ dự bị phải được thực hiện đúng các quy định sau đây:
a. Cầu thủ rời sân phải ra khỏi đường biên dọc trong phạm vi “khu vực thay cầu thủ” của đội mình.
b. Cầu thủ vào sân cũng phải vào từ “khu vực thay cầu thủ” của đội mình và phải đợi cầu thủ bị thay đã hoàn toàn ra ngoài sân.
c. Một cầu thủ dự bị được tham gia thi đấu hay không là thuộc quyền quyết định của trọng tài.
d. Việc thay người kết thúc khi cầu thủ bị thay đã ra ngoài sân và cầu thủ dự bị đã vào sân. Lúc này cầu thủ dự bị trở thành chính thức và cầu thủ được thay ra không còn là chính thức nữa.
6. Cầu thủ nào cũng có thể thay vị trí của thủ môn nhưng phải báo trước cho một trong hai trọng tài biết và việc thay người phải tiến hành vào lúc trận đấu tạm dừng và phải thay trang phục như quy định trong Điều 5 Luật IV (trang phục cầu thủ).
...
Theo đó, số lượng cầu thủ dự bị tối đa trên sân bóng đá 05 người là 07 cầu thủ. Cầu thủ rời sân phải ra khỏi đường biên dọc trong phạm vi “khu vực thay cầu thủ” của đội mình.
Số lượng cầu thủ dự bị tối đa trên sân bóng đá 05 người là bao nhiêu? Trên sân bóng đá 05 người, áo của các cầu thủ có bắt buộc phải khác màu nhau? (Hình từ Internet)
Trên sân bóng đá 05 người, trong khi thay cầu thủ dự bị, nếu cầu thủ ra sân không đúng phạm vi khu vực thay cầu thủ của đội mình thì xử lý như thế nào?
Tại Luật III Luật Bóng đá 5 người của Liên đoàn bóng đá Quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 480/QĐ-UBTDTT-TTII năm 1998 có quy định về cách xử phạt như sau:
Luật III:
...
Cách xử phạt:
1. Trận đấu vẫn tiếp tục nếu có cầu thủ vi phạm mục 6. Tuy nhiên khi bóng ngoài cuộc, ngay lập tức những cầu thủ vi phạm sẽ bị cảnh cáo.
2. Trong khi thay người, nếu cầu thủ dự bị vào sân trước khi cầu thủ bị thay ra khỏi sân hoàn toàn, trọng tài sẽ dừng trận đấu buộc cầu thủ bị thay nhanh chóng rời sân, cảnh cáo cầu thủ vào sân, cho trận đấu tiếp tục lại bằng quả phạt gián tiếp đội có cầu thủ phạm lỗi tại chỗ bóng dừng. Nếu lúc ấy bóng ở trong khu phạt đền thì quả phạt gián tiếp sẽ được thực hiện trên vạch 6m tại điểm gần vị trí bóng dừng nhất.
3. Trong khi thay cầu thủ dự bị nếu cầu thủ ra sân không đúng phạm vi “khu vực thay cầu thủ” của đội mình, trọng tài dừng trận đấu, cảnh cáo cầu thủ phạm lỗi và cho trận đấu tiếp tục lại bằng quả phạt gián tiếp đội có cầu thủ phạm lỗi tại chỗ bóng dừng. Nếu lúc ấy bóng ở trong khu phạt đền thì quả bóng phạt gián tiếp sẽ được thực hiện trên vạch 6m tại địa điểm gần vị trí bóng dừng nhất.
Theo đó, trên sân bóng đá 05 người, khi thay cầu thủ dự bị nếu cầu thủ ra sân không đúng phạm vi “khu vực thay cầu thủ” của đội mình, trọng tài dừng trận đấu, cảnh cáo cầu thủ phạm lỗi và cho trận đấu tiếp tục lại bằng quả phạt gián tiếp đội có cầu thủ phạm lỗi tại chỗ bóng dừng.
Nếu lúc ấy bóng ở trong khu phạt đền thì quả bóng phạt gián tiếp sẽ được thực hiện trên vạch 6m tại địa điểm gần vị trí bóng dừng nhất.
Trên sân bóng đá 05 người, áo của các cầu thủ có bắt buộc phải khác màu nhau?
Tại Luật IV Luật Bóng đá 5 người của Liên đoàn bóng đá Quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 480/QĐ-UBTDTT-TTII năm 1998 có quy định về trang phục cầu thủ như sau:
Luật IV:
TRANG PHỤC CẦU THỦ
1. Cầu thủ không được mang bất kỳ vật gì gây nguy hiểm cho các cầu thủ khác.
2. Trang phục cơ bản của một cầu thủ gồm có: áo thun, quần đùi, bít tất dài, bọc ống quyển và giầy. Chỉ loại giầy bằng vải, da mềm hay giầy thể thao đế cao su mềm hoặc chất liệu tương tự mới được sử dụng. Việc mang giầy là bắt buộc.
3. Áo cầu thủ phải có số và các cầu thủ trong đội phải có số áo khác nhau. Màu áo của cầu thủ 2 đội phải khác mầu nhau và khác mầu với trọng tài.
4. Thủ môn được quyền mặc quần dài và thủ môn phải mặc áo có màu dễ dàng phân biệt với các cầu thủ khác và trọng tài.
5. Trường hợp cầu thủ đang thi đấu trong sân muốn thay thế thủ môn, cầu thủ đó mặc áo thủ môn đúng số áo mà cầu thủ đó đăng ký.
Cách xử phạt:
Bất kỳ cầu thủ nào vi phạm điều luật này sẽ được trọng tài mời ra khỏi sân để chỉnh lại trang phục. Khi trang phục đã chỉnh tề, muốn trở lại sân phải chờ lúc bóng ngoài cuộc và phải được sự đồng ý của một trong hai trọng tài.
Theo đó, Áo cầu thủ phải có số và các cầu thủ trong đội phải có số áo khác nhau.
Màu áo của cầu thủ 2 đội phải khác mầu nhau và khác mầu với trọng tài.
Thủ môn được quyền mặc quần dài và thủ môn phải mặc áo có màu dễ dàng phân biệt với các cầu thủ khác và trọng tài.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Phải thực hiện gia hạn lưu hành thuốc cổ truyền trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ năm 2025?
- Tổng hợp Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 2/2025?
- Hạn chót nộp tờ khai thuế GTGT tháng 1/2025 là ngày mấy?
- Tất niên tết Nguyên đán 2025 là ngày bao nhiêu?