Điều kiện thăng hạng từ chức danh giáo viên dự bị đại học hạng II lên chức danh giáo viên dự bị đại học hạng I là gì?

Xin hỏi: Điều kiện thăng hạng từ chức danh giáo viên dự bị đại học hạng II lên chức danh giáo viên dự bị đại học hạng I là gì?- Câu hỏi của chị Phương (Huế).

Tiêu chuẩn trình độ tối thiểu của giáo viên dự bị đại học hạng I là gì?

Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 30/2017/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên dự bị đại học hạng I bao gồm:

- Có bằng thạc sỹ trở lên, đúng hoặc phù hợp với môn học giảng dạy; nếu là phó hiệu trưởng có thể thay thế bằng thạc sỹ quản lý giáo dục trở lên;

Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm;

- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số đối với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc thiểu số;

Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng I.

Điều kiện thăng hạng từ chức danh giáo viên dự bị đại học hạng II lên chức danh giáo viên dự bị đại học hạng I là gì?

Điều kiện thăng hạng từ chức danh giáo viên dự bị đại học hạng II lên chức danh giáo viên dự bị đại học hạng I là gì? (Hình từ Internet)

Điều kiện thăng hạng từ chức danh giáo viên dự bị đại học hạng II lên chức danh giáo viên dự bị đại học hạng I là gì?

Tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 30/2017/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như sau:

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện kế hoạch, chương trình giáo dục hệ dự bị đại học;
b) Vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc áp dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh dự bị đại học của đồng nghiệp;
c) Vận dụng linh hoạt những kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước và quốc tế để định hướng hiệu quả nghề nghiệp cho học sinh dự bị đại học;
d) Tích cực và chủ động, linh hoạt trong tổ chức, phối hợp với đồng nghiệp và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh dự bị đại học;
đ) Có khả năng vận dụng sáng tạo khoa học giáo dục hoặc phổ biến sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong khối các trường dự bị đại học;
e) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp Bộ hoặc giáo viên dạy giỏi/giáo viên chủ nhiệm giỏi khối các trường dự bị đại học;
g) Viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên dự bị đại học hạng II lên chức danh giáo viên dự bị đại học hạng I phải có thời gian giữ chức danh giáo viên dự bị đại học hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giáo viên dự bị đại học hạng II tối thiểu từ đủ 01 (một) năm trở lên.

Như vậy, điều kiện thăng hạng từ chức danh giáo viên dự bị đại học hạng II lên chức danh giáo viên dự bị đại học hạng I bao gồm:

- Có thời gian giữ chức danh giáo viên dự bị đại học hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên;

- Có thời gian gần nhất giữ chức danh giáo viên dự bị đại học hạng II tối thiểu từ đủ 01 (một) năm trở lên.

Nhiệm vụ của giáo viên dự bị đại học hạng I là gì?

Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2017/TT-BGDĐT có quy định về nhiệm vụ của giáo viên dự bị đại học hạng I là gì?

- Thực hiện nhiệm vụ của giáo viên dự bị đại học hạng II;

- Chủ trì biên soạn, biên tập, phát triển chương trình, tài liệu giảng dạy của giáo viên dự bị đại học;

- Tham gia đánh giá, xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm/đề tài nghiên cứu khoa học;

- Tham gia ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi/giáo viên chủ nhiệm giỏi trong khối các trường dự bị đại học;

- Tham gia công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên trong khối các trường dự bị đại học;

- Chủ trì xây dựng các nội dung bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề của nhà trường; Làm báo cáo viên các lớp/khóa bồi dưỡng giáo viên dự bị đại học; tham gia đánh giá kết quả bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên dự bị đại học;

- Chủ động phối hợp với địa phương, đoàn thể, các tổ chức xã hội tổ chức các hoạt động giữ gìn và phát triển di sản văn hóa dân tộc trong nhà trường.

Trân trọng!

Trường dự bị đại học
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trường dự bị đại học
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp có bắt buộc đối với Giáo viên dự bị đại học hạng III không?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện thăng hạng từ chức danh giáo viên dự bị đại học hạng II lên chức danh giáo viên dự bị đại học hạng I là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Hình thức và đối tượng tuyển sinh dự bị đại học ngành sư phạm
Hỏi đáp pháp luật
Các phương thức và điều kiện xét tuyển vào học hệ dự bị đại học sư phạm
Hỏi đáp pháp luật
Đăng ký và hồ sơ xét tuyển hệ dự bị đại học sư phạm
Hỏi đáp pháp luật
Kế hoạch tuyển sinh dự bị đại học ngành sư phạm
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung, chương trình và khung thời gian bồi dưỡng hệ dự bị đại học sư phạm
Hỏi đáp pháp luật
Kiểm tra, thi cuối khóa của cơ sở dự bị đại học sư phạm
Hỏi đáp pháp luật
Điểm tổng kết môn học và đánh giá rèn luyện của cơ sở dự bị đại học sư phạm
Hỏi đáp pháp luật
Xét chọn và phân bổ vào học hệ dự bị đại học sư phạm
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trường dự bị đại học
Lương Thị Tâm Như
230 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trường dự bị đại học
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào