Ai có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại do lỗi của người thi hành công vụ gây ra?
Ai có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại do lỗi của người thi hành công vụ gây ra?
Căn cứ tại Điều 64 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 có quy định về nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ như sau:
Nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ
1. Người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một phần hoặc toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.
2. Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ cùng gây thiệt hại thì những người đó có nghĩa vụ hoàn trả tương ứng với mức độ lỗi của mình và thiệt hại mà Nhà nước phải bồi thường.
Theo đó, người thi hành công vụ gây thiệt hại cho người khác thì người bồi thường cho người bị thiệt là Nhà nước. Nhà nước sử dụng dùng ngân sách nhà nước để bồi thường cho người bị người bị thiệt hại do lỗi của người thi hành công vụ gây ra.
Người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một phần hoặc toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.
Mức hoàn trả mà người thi hành công vụ gây thiệt hại hoàn lại cho Nhà nước xác định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 65 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 có quy định về xác định mức hoàn trả, giảm mức hoàn trả như sau:
Xác định mức hoàn trả, giảm mức hoàn trả
1. Căn cứ xác định mức hoàn trả bao gồm:
a) Mức độ lỗi của người thi hành công vụ;
b) Số tiền Nhà nước đã bồi thường.
2. Trường hợp có một người thi hành công vụ gây thiệt hại thì mức hoàn trả được xác định như sau:
a) Người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây thiệt hại mà có bản án đã có hiệu lực pháp luật tuyên người đó phạm tội thì phải hoàn trả toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại;
b) Người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây thiệt hại nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mức hoàn trả từ 30 đến 50 tháng lương của người đó tại thời điểm có quyết định hoàn trả nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường;
c) Người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây thiệt hại thì mức hoàn trả từ 03 đến 05 tháng lương của người đó tại thời điểm có quyết định hoàn trả nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường;
d) Trường hợp 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường thấp hơn 30 tháng lương quy định tại điểm b khoản này hoặc thấp hơn 03 tháng lương quy định tại điểm c khoản này thì số tiền người thi hành công vụ phải hoàn trả bằng 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường.
...
Mức hoàn trả mà một người thi hành công vụ gây thiệt hại hoàn lại cho Nhà nước xác định theo mức độ lỗi, số tiền Nhà nước đã bồi thường, cụ thể như sau:
- Người thi hành công vụ có lỗi cố ý mà có bản án đã có hiệu lực pháp luật tuyên người đó phạm tội thì phải hoàn trả toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại
- Người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây thiệt hại nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mức hoàn trả từ 30 đến 50 tháng lương của người đó tại thời điểm có quyết định hoàn trả nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường;
- Người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây thiệt hại thì mức hoàn trả từ 03 đến 05 tháng lương của người đó tại thời điểm có quyết định hoàn trả nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường;
- Trường hợp 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường thấp hơn 30 tháng lương trong trường hợp cố ý hoặc thấp hơn 03 tháng lương trong trường hợp lỗi vô ý thì số tiền người thi hành công vụ phải hoàn trả bằng 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường.
Ai có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại do lỗi của người thi hành công vụ gây ra? (Hình từ Internet)
Người thi hành công vụ được giảm mức hoàn trả khi nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 65 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 có quy định về xác định mức hoàn trả, giảm mức hoàn trả như sau:
Xác định mức hoàn trả, giảm mức hoàn trả
...
4. Người thi hành công vụ được giảm mức hoàn trả khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ động khắc phục hậu quả;
b) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường và đã hoàn trả được ít nhất 50% số tiền phải hoàn trả;
c) Người thi hành công vụ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại quyết định giảm mức hoàn trả nhưng tối đa là 30% trên tổng số tiền phải hoàn trả.
...
Theo đó, người thi hành công vụ được giảm mức hoàn trả khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chủ động khắc phục hậu quả
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường và đã hoàn trả được ít nhất 50% số tiền phải hoàn trả
- Người thi hành công vụ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
- Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại quyết định giảm mức hoàn trả nhưng tối đa là 30% trên tổng số tiền phải hoàn trả.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?