Điều kiện đối với công chứng viên hướng dẫn tập sự? Những nội dung tập sự mà công chứng viên hướng dẫn người tập sự là gì?
Điều kiện đối với công chứng viên hướng dẫn tập sự là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Luật Công chứng 2014 có quy định về tập sự hành nghề công chứng như sau:
Tập sự hành nghề công chứng
...
3. Tổ chức hành nghề công chứng phân công công chứng viên hướng dẫn người tập sự.
Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng. Công chứng viên bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng thì sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới được hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng. Tại cùng một thời điểm, một công chứng viên không được hướng dẫn nhiều hơn hai người tập sự.
Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn và chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này.
...
Theo đó, điều kiện đối với công chứng viên hướng dẫn tập sự là:
- Công chứng viên phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng.
- Đã qua 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng.
- Công chứng viên đang không hướng dẫn nhiều hơn hai người tập sự cùng một thời điểm.
- Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn và chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự thực hiện.
Điều kiện đối với công chứng viên hướng dẫn tập sự là gì? Những nội dung tập sự mà công chứng viên hướng dẫn người tập sự là gì? (Hình từ Internet)
Những nội dung tập sự mà công chứng viên hướng dẫn người tập sự là gì?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 04/2015/TT-BTP có quy định về nội dung tập sự hành nghề công chứng bao gồm:
- Kỹ năng hành nghề công chứng.
- Các công việc liên quan đến công chứng cụ thể:
+ Kỹ năng tiếp nhận, phân loại yêu cầu công chứng.
+ Kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ yêu cầu công chứng; kỹ năng xem xét, nhận dạng chủ thể, năng lực hành vi dân sự của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch
+ Kỹ năng ứng xử với người yêu cầu công chứng, ứng xử theo Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng
+ Kỹ năng giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; kỹ năng giải thích lý do khi từ chối yêu cầu công chứng
+ Kỹ năng nghiên cứu và đề xuất hướng giải quyết hồ sơ yêu cầu công chứng
+ Kỹ năng soạn thảo hợp đồng, giao dịch theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng
+ Kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của dự thảo hợp đồng, giao dịch do người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn; kỹ năng xác minh
+ Kỹ năng công chứng bản dịch; kỹ năng chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản
+ Kỹ năng soạn thảo lời chứng
+ Kiểm tra, sắp xếp, phân loại hồ sơ đã được công chứng, chứng thực để đưa vào lưu trữ;
+ Các kỹ năng và công việc liên quan đến công chứng khác theo sự phân công của công chứng viên hướng dẫn tập sự.
Những trách nhiệm của công chứng viên hướng dẫn tập sự là gì?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 04/2015/TT-BTP có quy định về trách nhiệm của công chứng viên hướng dẫn tập sự như sau:
Trách nhiệm của công chứng viên hướng dẫn tập sự
1. Hướng dẫn Người tập sự các nội dung tập sự theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các công việc của Người tập sự do mình phân công.
3. Nhận xét về quá trình tập sự hành nghề công chứng của Người tập sự, trong đó nêu rõ ưu điểm, hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề, cách thức ứng xử theo Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Người tập sự.
4. Chịu trách nhiệm về kết quả và tiến độ của các công việc mà Người tập sự thực hiện theo sự phân công, hướng dẫn của mình.
Như vậy, công chứng viên hướng dẫn tập sự có những trách nhiệm sau:
- Hướng dẫn người tập sự các nội dung tập sự
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các công việc của người tập sự do mình phân công.
- Nhận xét về quá trình tập sự hành nghề công chứng của Người tập sự, trong đó nêu rõ ưu điểm, hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề, cách thức ứng xử theo Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Người tập sự.
- Chịu trách nhiệm về kết quả và tiến độ của các công việc mà người tập sự thực hiện theo sự phân công, hướng dẫn của mình.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?