Địa chỉ phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi là ở đâu?
Địa chỉ phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi là ở đâu?
Mới đây Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định 161/QĐ-CN-TACN năm 2023 chỉ định phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi.
Trong đó Cục Chăn nuôi chỉ định Phòng Phân tích Thức ăn và Sản phẩm chăn nuôi, thuộc Viện Chăn nuôi (Địa chỉ: Phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội; Điện thoại: 0243.8389267; Fax: 0243.8989.775) là phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước.
Tải về Quyết định 161/QĐ-CN-TACN năm 2023 tại đây: tại đây
Địa chỉ phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi là ở đâu? (Hình từ Internet)
Sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại cần đáp ứng các điều kiện nào?
Tại Điều 38 Luật Chăn nuôi 2018 có quy định về điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi như sau:
Điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
b) Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo;
c) Có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi;
d) Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp;
đ) Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi;
e) Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;
g) Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;
h) Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch;
i) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh;
k) Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, i và k khoản 1 Điều này, trừ trường hợp sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ sử dụng trong chăn nuôi nông hộ.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Như vậy, để được sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, tổ chức, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
- Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo;
- Có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi;
- Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp;
- Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi;
- Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;
- Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;
- Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch;
- Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh;
- Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Những loại thức ăn chăn nuôi nào phải khảo nghiệm trước khi công bố sản phẩm?
Tại Điều 37 Luật Chăn nuôi 2018 có quy định về khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi như sau:
Khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi
1. Khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là việc đánh giá chất lượng, an toàn của thức ăn chăn nuôi đối với vật nuôi và môi trường thông qua việc nuôi dưỡng thử nghiệm trên vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất. Nội dung khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi bao gồm:
a) Phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi;
b) Đánh giá độc tính, độ an toàn đối với vật nuôi và môi trường;
c) Nội dung khác theo đặc thù của từng loại thức ăn chăn nuôi.
2. Thức ăn chăn nuôi lần đầu được nhập khẩu từ quốc gia, vùng lãnh thổ chưa được Việt Nam thừa nhận về quy trình khảo nghiệm, công nhận thức ăn chăn nuôi hoặc sản xuất tại Việt Nam có chứa chất mới chưa qua khảo nghiệm ở Việt Nam phải khảo nghiệm trước khi công bố sản phẩm, trừ thức ăn chăn nuôi được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
.....
Như vậy, những loại thức ăn chăn nuôi nào phải khảo nghiệm trước khi công bố sản phẩm bao gồm:
- Thức ăn chăn nuôi lần đầu được nhập khẩu từ quốc gia, vùng lãnh thổ chưa được Việt Nam thừa nhận về quy trình khảo nghiệm, công nhận thức ăn chăn nuôi;
- Thức ăn chăn nuôi sản xuất tại Việt Nam có chứa chất mới chưa qua khảo nghiệm ở Việt Nam
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?