Thời điểm giao nộp tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự là khi nào? Chứng cứ trong tố tụng dân sự được thu thập từ những nguồn nào?

Thời điểm giao nộp tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự là khi nào? Chứng cứ trong tố tụng dân sự được thu thập từ những nguồn nào? Câu hỏi của chị Hạnh - Đồng Nai

Chứng cứ trong tố tụng dân sự được thu thập từ những nguồn nào?

Căn cứ tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về nguồn chứng cứ như sau:

Nguồn chứng cứ
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
2. Vật chứng.
3. Lời khai của đương sự.
4. Lời khai của người làm chứng.
5. Kết luận giám định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
9. Văn bản công chứng, chứng thực.
10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Theo đó, nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự được thu thập từ những nguồn sau:

- Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

- Vật chứng.

- Lời khai của đương sự.

- Lời khai của người làm chứng.

- Kết luận giám định.

- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

- Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

- Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

- Văn bản công chứng, chứng thực.

- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Thời điểm giao nộp tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự là khi nào? Chứng cứ trong tố tụng dân sự được thu thập từ những nguồn nào?

Thời điểm giao nộp tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự là khi nào? Chứng cứ trong tố tụng dân sự được thu thập từ những nguồn nào? (Hình từ Internet)

Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng trong tố tụng dân sự được coi là chứng cứ khi nào?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về xác định chứng cứ như sau:

Xác định chứng cứ
...
5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.
...

Như vậy, lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.

Thời điểm giao nộp tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự là khi nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về giao nộp tài liệu, chứng cứ như sau:

Giao nộp tài liệu, chứng cứ
...
4. Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó. Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự.

Theo Điều 287 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về cung cấp tài liệu, chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm như sau:

Cung cấp tài liệu, chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
1. Đương sự được quyền bổ sung tài liệu, chứng cứ sau đây trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm:
a) Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không cung cấp, giao nộp được vì có lý do chính đáng;
b) Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm.
2. Thủ tục giao nộp tài liệu, chứng cứ được thực hiện theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật này.

Và tại khoản 1 Điều 330 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về bổ sung, xác minh tài liệu, chứng cứ trong thủ tục giám đốc thẩm như sau:

Bổ sung, xác minh tài liệu, chứng cứ trong thủ tục giám đốc thẩm
1. Đương sự có quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu tài liệu, chứng cứ đó chưa được Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án.
...

Như vậy, từ các quy định nêu trên, thời điểm giao nộp tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự cho Tòa án là trong phạm vi thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo tục sơ thẩm.

Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, được cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ nhưng phải vì lý do chính đáng và phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó.

Tòa án chỉ chấp nhận tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự do đương sự cung cấp trong các giai đoạn tố tụng tiếp theo nếu thuộc các trường hợp như:

-Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không cung cấp, giao nộp được vì có lý do chính đáng

- Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục trước.

Xem toàn bộ VBHN các quy định được sửa đổi bổ sung nêu trên tại Văn bản hợp nhất 08/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Bộ luật Tố tụng dân sự do Văn phòng Quốc hội ban hành (Lưu ý văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ).

Trân trọng!

Tố tụng dân sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tố tụng dân sự
Hỏi đáp Pháp luật
Những trường hợp nào không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn thông báo hoãn phiên họp công khai chứng cứ mới nhất theo Nghị quyết 01?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn rút kháng cáo dân sự gửi Tòa cấp phúc thẩm mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Biên bản phiên tòa phúc thẩm dân sự mới nhất theo Nghị quyết 01?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục 93 biểu mẫu sử dụng trong tố tụng dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Bản án dân sự theo Bộ luật tố tụng Dân sự có hiệu lực pháp luật khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp những câu vướng mắc và câu trả lời cho Viện kiểm sát TP HCM về công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đương sự là gì? Xác định tư cách của đương sự trong tố tụng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tố tụng dân sự
Võ Ngọc Trúc Quỳnh
10,235 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào