Những người lao động nước ngoài nào không phải cấp giấy phép lao động khi làm việc tại Việt Nam?

Cho anh hỏi: những người lao động nước ngoài nào không phải cấp giấy phép lao động khi làm việc tại Việt Nam? - Câu hỏi của anh Tân (Huế)

Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động là một dạng văn bản cho phép người lao động nước ngoài khi đã nhập cảnh vào Việt Nam và làm việc một cách hợp pháp được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt, thông qua. Trên giấy phép lao động có thể hiện đầy đủ các thông tin của người lao động nước ngoài bao gồm họ tên, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu; tên và địa chỉ của tổ chức nơi làm việc, vị trí làm việc.

Đối tượng và điều kiện để cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài?

Đối tượng và điều kiện để cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài? (Hình từ Internet)

Những người lao động nước ngoài nào không phải cấp giấy phép lao động khi làm việc tại Việt Nam?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 152/2020 NĐ-CP và Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 các đối tượng không thuộc diện phải cấp giấy phép lao động khi làm việc tại Việt Nam, cụ thể bao gồm những người như sau:

- Thực hiện hợp đồng lao động;

- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

- Nhà đầu tư góp vốn vào công ty Việt Nam, thành lập công ty Việt Nam nhưng góp vốn dưới 3 tỷ đồng Việt Nam;

- Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;

- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

- Chào bán dịch vụ;

- Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Tình nguyện viên;

- Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

- Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

- Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;

- Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều kiện của lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là gì?

Căn cứ theo quy định tại điều 151 Bộ luật Lao động 2019 có nêu cụ thể như sau:

Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Theo quy định trên, để người nước ngoài đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

- Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

- Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động;

Bên cạnh đó, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Trân trọng!

Người lao động nước ngoài
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động nước ngoài
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài năm 2024 là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình người lao động nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu điều chỉnh, bổ sung nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ tạm trú của người lao động nước ngoài hết hạn thì có được ký hợp đồng lao động không?
Hỏi đáp pháp luật
Có bắt buộc phải gửi bản gốc hợp đồng lao động tới cơ quan có thẩm quyền sau khi được cấp giấy phép lao động hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động nước ngoài có thời hạn làm việc tại Việt Nam theo giấy phép lao động tối đa là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải người lao động nước ngoài không cần xuất trình bằng cấp nếu có ít nhất 5 năm kinh nghiệm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có cần thử việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đối với khoản chi dịch vụ kê khai tính thuế TNCN cá nhân là người lao động nước ngoài?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp có được quyền đương nhiên tuyển dụng người lao động nước ngoài làm việc không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động nước ngoài
Nguyễn Trần Cao Kỵ
826 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào