Cơ quan nào kiểm tra nghiệp vụ in đúc tiền, tiêu hủy tiền? Tiền in đúc hỏng bị tiêu hủy có thể sử dụng lại được không?
Cơ quan nào thực hiện việc kiểm tra nghiệp vụ in đúc tiền, tiêu hủy tiền?
Căn cứ tại điểm e khoản 7 Điều 2 Nghị định 14/2023/NĐ-CP có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính về quản lý quỹ ngân sách, quỹ dự trữ nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và quản lý ngân quỹ nhà nước như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn:
...
7. Về quản lý quỹ ngân sách, quỹ dự trữ nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và quản lý ngân quỹ nhà nước:
...
đ) Ban hành các quy định về chế độ quản lý tài chính của các quỹ tài chính nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động thu, chi và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về chế độ tài chính của các quỹ tài chính nhà nước;
e) Kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ in, đúc, tiêu hủy tiền và kiểm tra việc quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.
...
Và tại Điều 6 Thông tư 02/2014/TT-NHNN có quy định về giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hỏng như sau:
Giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
1. Quá trình tiêu hủy tiền in, đúc hỏng từ khâu giao nhận từ kho của cơ sở in, đúc tiền đến kho của Hội đồng tiêu hủy cho đến khi tiền in, đúc hỏng được cắt và hủy thành phế liệu phải chịu sự giám sát của Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng (gọi tắt là Hội đồng giám sát) theo quy định hiện hành.
2. Công đoạn hủy hoàn toàn (thủy phân, nung ở nhiệt độ cao hoặc phương pháp khác) đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng bằng chất liệu polymer do Giám đốc cơ sở in, đúc tiền chịu trách nhiệm tổ chức giám sát
Như vậy, Bộ Tài chính thực hiện việc kiểm tra nghiệp vụ in đúc, tiêu hủy tiền và kiểm tra quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Ngoài ra, tùy trường hợp thì việc giám sát tiêu hủy tiền in đúc hỏng thuộc về Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng (gọi tắt là Hội đồng giám sát) hoặc Giám đốc cơ sở in đúc tiền.
Tiền in đúc hỏng bị tiêu hủy có thể sử dụng lại được không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2014/TT-NHNN có quy định về nguyên tắc tiêu hủy tiền in đúc hỏng như sau:
Nguyên tắc tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
Việc tổ chức tiêu hủy tiền in, đúc hỏng thực hiện theo nguyên tắc sau:
1. Đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản và bí mật Nhà nước.
2. Sau khi tiêu hủy, tiền in, đúc hỏng phải trở thành phế liệu và không thể sử dụng lại được.
Đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng bằng chất liệu polymer, sau khi cắt hủy xong cơ sở in, đúc tiền thực hiện hủy hoàn toàn (thủy phân, nung ở nhiệt độ cao hoặc phương pháp khác) trước khi bán cho các cơ sở thu mua phế liệu.
3. Tiền in hỏng đem tiêu hủy phải là những hình đã được cắt góc hoặc đánh dấu hỏng. Giấy in tiền hỏng bị rách phải can dán đủ mảnh cùng loại, trường hợp thiếu mảnh phải có biên bản của cơ sở in, đúc tiền. Tiền đúc hỏng và kim loại đúc tiền hỏng đem tiêu hủy phải là những miếng đã được đánh dấu hỏng.
...
Như vậy, tiền in đúc hỏng sau khi bị tiêu hủy phải trở thành phế liệu và không thể sử dụng lại được.
Đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng bằng chất liệu polymer, sau khi cắt hủy xong, cơ sở in đúc tiền thực hiện hủy hoàn toàn trước khi bán cho các cơ sở thu mua phế liệu.
Cơ quan nào kiểm tra nghiệp vụ in đúc tiền, tiêu hủy tiền? Tiền in đúc hỏng bị tiêu hủy có thể sử dụng lại được không? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu công đoạn tiêu hủy tiền in đúc hỏng?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 02/2014/TT-NHNN có quy định về các công đoạn tiêu hủy tiền in, đúc hỏng như sau:
Các công đoạn tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
1. Đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng bằng chất liệu cotton và tiền đúc hỏng, kim loại đúc tiền hỏng, quy trình tiêu hủy gồm 03 công đoạn:
a) Công đoạn giao nhận do Tổ giao nhận thực hiện;
b) Công đoạn kiểm đếm do Tổ kiểm đếm thực hiện;
c) Công đoạn cắt hủy do Tổ cắt hủy thực hiện.
2. Đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng bằng chất liệu polymer, quy trình tiêu hủy gồm 04 công đoạn: giao nhận, kiểm đếm, cắt hủy theo quy định tại khoản 1 Điều này và công đoạn hủy hoàn toàn do cơ sở in, đúc tiền thực hiện.
Theo đó, tùy vào chất liệu tiền in hỏng là cotton hay polymer mà sẽ có những công đoạn khác nhau. Cụ thể:
- Đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng bằng chất liệu cotton thì quy trình tiêu hủy gồm 03 công đoạn sau:
- Công đoạn giao nhận do Tổ giao nhận thực hiện;
- Công đoạn kiểm đếm do Tổ kiểm đếm thực hiện;
- Công đoạn cắt hủy do Tổ cắt hủy thực hiện.
Đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng bằng chất liệu polymer, quy trình tiêu hủy gồm 04 công đoạn:
- Công đoạn giao nhận do Tổ giao nhận thực hiện;
- Công đoạn kiểm đếm do Tổ kiểm đếm thực hiện;
- Công đoạn cắt hủy do Tổ cắt hủy thực hiện.
- Công đoạn hủy hoàn toàn do cơ sở in, đúc tiền thực hiện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?