Những cơ sở nào phục vụ hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc?

Trên đường cao tốc có những cơ sở phục vụ hoạt động cứu nạn giao thông nào? Hoạt động với nguyên tắc ra sao và thực hiện hoạt động cấp cứu những gì? Anh Tài - Bình Phước

Những cơ sở nào phục vụ hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc?

Theo Điều 3 Thông tư 49/2016/TT-BYT quy định về mạng lưới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc như sau:

Mạng lưới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc
Mạng lưới cơ sở phục vụ hoạt động cứu nạn trên đường cao tốc bao gồm các trạm cấp cứu trên đường bộ cao tốc được tổ chức như sau:
1. Trạm cấp cứu được tổ chức lồng ghép với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sẵn trên tuyến đường cao tốc đi qua bao gồm: Trạm y tế xã/phường, Trung tâm y tế quận/huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh, Trung tâm cấp cứu 115, Bệnh viện nhà nước và Bệnh viện tư nhân.
2. Vị trí, địa điểm: Tối thiểu 50 km đường bộ cao tốc phải có một trạm cấp cứu.

Như vậy, mạng lưới cơ sở phục vụ hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc bao gồm các trạm cấp cứu trên đường bộ cao tốc.

Theo đó, trạm cấp cứu thực hiện cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc được tổ chức lồng ghép với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sẵn trên tuyến đường cao tốc đi qua bao gồm:

- Trạm y tế xã/phường, Trung tâm y tế quận/huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh,

- Trung tâm cấp cứu 115

- Bệnh viện nhà nước

- Bệnh viện tư nhân.

Vị trí, địa điểm: Tối thiểu 50 km đường bộ cao tốc phải có một trạm cấp cứu.

Những cơ sở nào phục vụ hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc?

Những cơ sở nào phục vụ hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông của các cơ sở phục vụ hoạt động cứu nạn trên đường cao tốc là gì?

Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 49/2016/TT-BYT có quy định về nguyên tắc hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông như sau:

Nguyên tắc hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông
1. Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông để cấp cứu và vận chuyển kịp thời nạn nhân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất.
2. Tuân thủ đúng chuyên môn kỹ thuật y tế trong cấp cứu người bị tai nạn giao thông.
3. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm trong việc cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.

Theo đó, các cơ sở phục vụ hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc thực hiện hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông phải đảm bảo nguyên tắc sau:

- Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông để cấp cứu và vận chuyển kịp thời nạn nhân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất.

- Tuân thủ đúng chuyên môn kỹ thuật y tế trong cấp cứu người bị tai nạn giao thông.

- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm trong việc cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên đường cao tốc thực hiện những hoạt động cấp cứu nào khi xảy ra tai nạn giao thông?

Căn cứ tại khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Thông tư 49/2016/TT-BYT quy định về nội dung hoạt động cấp cứu như sau:

Nội dung hoạt động cấp cứu
...
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu cho người tham gia giao thông bị tai nạn theo Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc ban hành kèm theo Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc chuyển tuyến ngay trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn đến các cơ sở y tế phù hợp sau khi đã thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu.

Như vậy, nội dung hoạt động cấp cứu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên đường cao tốc là:

- Thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu cho người tham gia giao thông bị tai nạn theo Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc chuyển tuyến ngay trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn đến các cơ sở y tế phù hợp sau khi đã thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giao thông trên đường cao tốc
Võ Ngọc Trúc Quỳnh
945 lượt xem
Giao thông trên đường cao tốc
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giao thông trên đường cao tốc
Hỏi đáp Pháp luật
VETC là gì? Cách tra cứu tài khoản VETC qua biển số xe như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đi bộ trên cao tốc thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tốc độ tối đa trên đường cao tốc là bao nhiêu? Xe ô tô chạy quá tốc độ trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là người bỏ ra chi phí bảo trì công trình đường cao tốc? Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm như thế nào trong việc bảo trì công trình đường cao tốc?
Hỏi đáp Pháp luật
Công trình đường cao tốc khi nào được đưa vào sử dụng? Trạm thu phí trên đường cao tốc được hoạt động như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sửa đổi nội dung quản lý về khai thác công trình đường cao tốc từ ngày 15/07/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Những cơ sở nào phục vụ hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc?
Hỏi đáp Pháp luật
Ra khỏi đường cao tốc như thế nào mới đúng luật? Điều khiển xe ô tô vi phạm quy định khi ra khỏi đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Vào đường cao tốc như thế nào mới đúng luật? Xe ô tô không tuân thủ quy định khi vào đường cao tốc thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giao thông trên đường cao tốc có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giao thông trên đường cao tốc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao thông trên đường cao tốc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào