Cá nhân có ngoại tệ đang sở hữu hợp pháp thì có thể tặng cho ngoại tệ người khác hay không?
Cá nhân có ngoại tệ đang sở hữu hợp pháp thì có thể tặng cho ngoại tệ người khác hay không?
Tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 70/2014/NĐ-CP có quy định về tặng cho ngoại tệ như sau:
Sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân
1. Người cư trú, người không cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo người, cho, tặng, thừa kế, bán cho tổ chức tín dụng được phép, chuyển, mang ra nước ngoài theo các quy định tại Nghị định này, thanh toán cho các đối tượng được phép thu ngoại tệ tiền mặt.
2. Người cư trú là công dân Việt Nam được sử dụng ngoại tệ tiền mặt để gửi tiết kiệm ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép, được rút tiền gốc, lãi bằng đồng tiền đã gửi.
Như vậy, cá nhân có ngoại tệ đang sở hữu hợp pháp có thể tặng cho ngoại tệ cho người khác.
Ngoài việc tặng cho ngoại tệ, cá nhân còn có quyền thừa kế, bán cho tổ chức tín dụng được phép, chuyển, mang ra nước ngoài, thanh toán cho các đối tượng được phép thu ngoại tệ tiền mặt.
Cá nhân có ngoại tệ đang sở hữu hợp pháp thì có thể tặng cho ngoại tệ người khác hay không? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào được tham gia thị trường ngoại tệ của Việt Nam?
Tại Điều 14 Nghị định 70/2014/NĐ-CP có quy định về đối tượng được tham gia thị trường ngoại tệ của Việt Nam như sau:
Thị trường ngoại tệ của Việt Nam
1. Thị trường ngoại tệ là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại ngoại tệ. Đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng được phép và khách hàng là người cư trú, người không cư trú tại Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định điều kiện, phương thức, các loại hình nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ.
2. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường cho các giao dịch giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với các tổ chức tín dụng được phép và giữa các tổ chức tín dụng được phép với nhau. Các thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thực hiện mua bán ngoại tệ theo các phương thức, loại hình nghiệp vụ giao dịch trên cơ sở các thỏa thuận, cam kết giữa các bên theo thông lệ quốc tế và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Như vậy, đối tượng được tham gia thị trường ngoại tệ của Việt Nam bao gồm:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Các tổ chức tín dụng được phép;
- Khách hàng là người cư trú;
- Khách hàng không cư trú tại Việt Nam.
Trong trường hợp nào người cư trú là tổ chức được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài?
Tại Điều 12 Nghị định 70/2014/NĐ-CP có quy định về mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức như sau:
Mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định thủ tục cấp và thu hồi giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức trong các trường hợp sau đây:
1. Tổ chức kinh tế có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận vốn vay, thực hiện cam kết, hợp đồng với bên nước ngoài.
2. Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận viện trợ, tài trợ của nước ngoài hoặc các trường hợp khác được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép.
Như vậy, người cư trú là tổ chức được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài trong trường hợp:
- Đối với tổ chức kinh tế có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc có nhu cầu mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận vốn vay, thực hiện cam kết, hợp đồng với bên nước ngoài.
- Đối với cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để:
+ Tiếp nhận viện trợ, tài trợ của nước ngoài;
+ Các trường hợp khác được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?