Hồ sơ đề nghị kỷ luật học sinh trường giáo dưỡng có những thành phần gì?
Hồ sơ đề nghị kỷ luật học sinh trường giáo dưỡng có những thành phần gì?
Khoản 1 Điều 23 Thông tư 49/2022/TT-BCA quy định về thành phần hồ sơ đề nghị kỷ luật học sinh trường giáo dưỡng như sau:
Hồ sơ đề nghị kỷ luật học sinh, trại viên
1. Hồ sơ đề nghị kỷ luật học sinh, trại viên gồm
a) Biên bản về việc học sinh, trại viên vi phạm nội quy;
b) Biên bản thu giữ tang vật (nếu có);
c) Bản tường trình, kiểm điểm của học sinh, trại viên vi phạm;
d) Biên bản ghi lời khai của học sinh, trại viên vi phạm;
đ) Biên bản về việc học sinh, trại viên vi phạm không ký biên bản hoặc không viết tường trình, kiểm điểm (nếu có);
e) Báo cáo tường trình của học sinh, trại viên chứng kiến sự việc vi phạm nội quy (nếu có);
g) Phiếu khám sức khỏe, biên bản kiểm tra dấu vết trên thân thể (nếu có);
h) Đề nghị kỷ luật học sinh, trại viên của Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo hoặc cán bộ phát hiện hành vi vi phạm;
i) Đề nghị kỷ luật học sinh, trại viên của Tiểu ban hoặc của Đội trưởng Đội nghiệp vụ có liên quan;
k) Biên bản họp Tiểu ban xét kỷ luật học sinh (nếu có);
l) Biên bản họp Hội đồng xét kỷ luật học sinh, trại viên.
...
Theo quy định nêu trên, hồ sơ đề nghị kỷ luật học sinh trường giáo dưỡng gồm các thành phần như:
- Biên bản về việc học sinh, trại viên vi phạm nội quy;
- Biên bản thu giữ tang vật (nếu có);
- Bản tường trình, kiểm điểm của học sinh, trại viên vi phạm;
- Biên bản ghi lời khai của học sinh, trại viên vi phạm;
- Biên bản về việc học sinh, trại viên vi phạm không ký biên bản hoặc không viết tường trình, kiểm điểm (nếu có);
- Báo cáo tường trình của học sinh, trại viên chứng kiến sự việc vi phạm nội quy (nếu có);
- Phiếu khám sức khỏe, biên bản kiểm tra dấu vết trên thân thể (nếu có);
- Đề nghị kỷ luật học sinh, trại viên của Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo hoặc cán bộ phát hiện hành vi vi phạm;
- Đề nghị kỷ luật học sinh, trại viên của Tiểu ban hoặc của Đội trưởng Đội nghiệp vụ có liên quan;
- Biên bản họp Tiểu ban xét kỷ luật học sinh (nếu có);
- Biên bản họp Hội đồng xét kỷ luật học sinh, trại viên.
Hồ sơ đề nghị kỷ luật học sinh trường giáo dưỡng có những thành phần gì? (Hình từ Internet)
Trình tự xem xét kỷ luật kỷ luật đối với học sinh trường giáo dưỡng được thực hiện như thế nào?
Điều 21 Thông tư 49/2022/TT-BCA quy định về trình tự, thủ tục xem xét kỷ luật đối với học sinh trường giáo dưỡng như sau:
Trình tự, thủ tục xem xét kỷ luật
1. Khi học sinh, trại viên vi phạm nội quy trường giáo dưỡng, nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc, Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo, cán bộ phát hiện vi phạm của học sinh, trại viên phải lập biên bản vi phạm nội quy, ghi lời khai, lập biên bản thu giữ tang vật (nếu có) và yêu cầu học sinh, trại viên viết tường trình, kiểm điểm.
Trường hợp học sinh, trại viên không biết chữ hoặc ốm đau, bệnh tật không thể tự viết được thì nhờ học sinh, trại viên khác viết hộ, sau khi nghe lại, đồng ý với nội dung đã viết thì ký tên hoặc điểm chỉ vào bản tường trình, kiểm điểm, có xác nhận của Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo.
Trường hợp học sinh, trại viên vi phạm không ký biên bản hoặc không viết tường trình, kiểm điểm thì Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo, cán bộ phát hiện vi phạm của học sinh, trại viên lập biên bản về việc học sinh, trại viên không ký biên bản hoặc không viết tường trình, kiểm điểm. Biên bản phải có chữ ký của ít nhất 02 học sinh, trại viên chứng kiến việc lập biên bản.
2. Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của học sinh, trại viên để đề xuất hình thức kỷ luật, tập hợp tài liệu chuyển cho Tổ nghiệp vụ có liên quan kiểm tra, hoàn thiện, báo cáo Tiểu ban xét kỷ luật học sinh, trại viên (đối với trường giáo dưỡng có phân hiệu, cơ sở giáo dục bắt buộc có phân khu) hoặc chuyển cho Đội nghiệp vụ có liên quan để kiểm tra, hoàn thiện, báo cáo Hội đồng xét kỷ luật học sinh, trại viên quy định tại Điều 22 Thông tư này xem xét, quyết định.
Theo đó, việc xem xét kỷ luật đối với học sinh trường giáo dưỡng được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo, cán bộ phát hiện vi phạm của học sinh lập biên bản vi phạm nội quy, ghi lời khai, lập biên bản thu giữ tang vật (nếu có) và yêu cầu học sinh viết tường trình, kiểm điểm.
Bước 2: Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của học sinh để đề xuất hình thức kỷ luật, tập hợp tài liệu chuyển cho Tổ nghiệp vụ có liên quan hoặc Đội nghiệp vụ có liên quan;
Bước 3: Tổ nghiệp vụ có liên quan hoặc Đội nghiệp vụ có liên quan hoàn thiện hồ sơ kỷ luật học sinh và báo cáo Hội đồng xét kỷ luật học sinh;
Bước 4: Hội đồng xét kỷ luật học sinh xem xét, quyết định kỷ luật học sinh.
Các tình tiết tăng năng trong xem xét kỷ luật đối với học sinh trường giáo dưỡng?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 49/2022/TT-BCA, các tình tiết tăng năng trong xem xét kỷ luật đối với học sinh trường giáo dưỡng gồm:
- Không tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm của mình mà còn gian dối, che giấu; không viết bản tường trình, kiểm điểm;
- Bao che cho người cùng vi phạm; trả thù người tố cáo hành vi vi phạm hoặc người cung cấp tài liệu, chứng cứ vi phạm;
- Cung cấp thông tin, báo cáo sai sự thật; ngăn cản người khác cung cấp tài liệu, chứng cứ vi phạm; tiêu hủy chứng cứ;
- Đối phó, cản trở, gây khó khăn cho quá trình xác minh, thu thập chứng cứ vi phạm;
- Vi phạm trong thời gian thử thách;
- Vi phạm có tổ chức; là người tổ chức, chủ mưu, khởi xướng thực hiện hành vi vi phạm;
- Ép buộc, tổ chức, lôi kéo, tiếp tay cho người khác cùng vi phạm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?