Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được xác định là bao nhiêu giờ trong một năm?
- Giảng viên trong các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy của Giảng viên trong cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được xác định là bao nhiêu giờ trong một năm?
- Nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên trong các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là gì?
Giảng viên trong các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Tại Điều 13 Thông tư 3/2023/TT-BNV có quy định về tiêu chuẩn của giảng viên trong các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức như sau:
(1) Giảng viên cao cấp:
- Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
- Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
- Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
(2) Giảng viên chính:
- Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
- Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
- Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
(3) Giảng viên:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên
môn, chuyên ngành giảng dạy.
- Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
- Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được xác định là bao nhiêu giờ trong một năm? (Hình từ Internet)
Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy của Giảng viên trong cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được xác định là bao nhiêu giờ trong một năm?
Tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 3/2023/TT-BNV có quy định về khung định mức giờ chuẩn giảng dạy trong một năm như sau:
Thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và định mức giờ chuẩn giảng dạy
1. Thời gian làm việc của giảng viên thực hiện theo chế độ làm việc 40 giờ trong một tuần.
2. Tổng thời gian làm việc của giảng viên trong một năm để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác là 1.760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định.
3. Giờ chuẩn giảng dạy là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định thuộc nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên tương đương với một tiết giảng lý thuyết, thực hành trên lớp (hoặc giảng dạy từ xa), bao gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.
4. Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được tính bằng giờ chuẩn giảng dạy, trong đó một tiết (45 phút) giảng bài, thảo luận trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy từ xa) được tính bằng một giờ chuẩn giảng dạy và được quy định cụ thể tại Điều 19 Thông tư này.
5. Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy trong một năm:
a) Giảng viên tập sự: Tối đa 90 giờ chuẩn.
b) Giảng viên: 270 giờ chuẩn.
c) Giảng viên chính: 290 giờ chuẩn.
d) Giảng viên cao cấp: 310 giờ chuẩn.
đ) Giờ chuẩn trực tiếp lên lớp của các chức danh giảng viên quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản này chiếm tối thiểu 50% định mức quy định tương ứng.
6. Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định cụ thể định mức giờ chuẩn cho từng giảng viên, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị nhưng không cao hơn hoặc thấp hơn 15% so với định mức giờ chuẩn được quy định tại khoản 5 Điều này.
Như vậy, khung định mức giờ chuẩn giảng dạy trong 1 năm được xác định như sau:
- Giảng viên tập sự: Tối đa 90 giờ chuẩn.
- Giảng viên: 270 giờ chuẩn.
- Giảng viên chính: 290 giờ chuẩn.
- Giảng viên cao cấp: 310 giờ chuẩn.
- Giờ chuẩn trực tiếp lên lớp của các chức danh giảng viên là giảng viên, giảng viên chính và giảng viên cao cấp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định tương ứng.
Nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên trong các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là gì?
Theo Điều 15 Thông tư 3/2023/TT-BNV có quy định về nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên trong các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức bao gồm như sau:
- Chuẩn bị giảng dạy:
+ Nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, vị trí, yêu cầu của môn học, của các chuyên đề được phân công giảng dạy, các quy chế kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của học viên.
+ Xây dựng kế hoạch giảng dạy, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế các tài liệu, dữ liệu phục vụ cho giảng dạy.
- Giảng bài, hướng dẫn học viên kỹ năng tự học tập, thảo luận, giải quyết bài tập tình huống, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động thực tế, viết khóa luận tốt nghiệp (nếu có), thu hoạch, tiểu luận, đề án.
- Tìm hiểu trình độ, kiến thức và nguyện vọng của học viên; thường xuyên cập nhật thông tin để bổ sung, hoàn thiện, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và dữ liệu phục vụ cho giảng dạy.
- Thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của học viên và hướng dẫn học viên đánh giá hoạt động giảng dạy.
- Dự giờ, thao giảng và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của các giảng viên khác theo quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Lưu ý: Thông tư 3/2023/TT-BNV có hiệu lực từ 15/06/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?