Sử dụng âm thanh trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời có thể bị xử phạt hành chính lên đến 30.000.000 đồng?
- Có được sẻ dụng âm thanh cho màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời không?
- Sử dụng âm thanh trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng âm thanh trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời không?
Có được sẻ dụng âm thanh cho màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời không?
Khoản 2 Điều 28 Luật Quảng cáo 2012 quy định về quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo như sau:
Quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo
1. Việc đặt màn hình chuyên quảng cáo phải tuân theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quy hoạch quảng cáo ngoài trời của địa phương.
2. Khi thực hiện quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời không được dùng âm thanh.
3. Quảng cáo trên màn hình không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này được sử dụng âm thanh theo quy định của pháp luật về môi trường.
Theo quy định nêu trên, pháp luật quy định khi thực hiện quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời không được dùng âm thanh.
Sử dụng âm thanh trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời có thể bị xử phạt hành chính lên đến 30.000.000 đồng? (Hình từ Internet)
Sử dụng âm thanh trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Điểm a khoản 4 Điều 42 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính với hành vi sử dụng âm thanh trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời như sau:
Vi phạm quy định về quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo
...
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo sau đây:
a) Sử dụng âm thanh trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời;
b) Không thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm quảng cáo, số lượng bảng quảng cáo, băng-rôn.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung tên, địa chỉ của người thực hiện quảng cáo trên mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP và khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định nêu trên, hành vi sử dụng âm thanh trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.
Ngoài ra, chủ thể có hành vi vi phạm còn bị buộc tháo dỡ màn hình chuyên quảng cáo có sử dụng âm thanh.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng âm thanh trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời không?
Điểm b khoản 3 Điều 64 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi sử dụng âm thanh trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời là 15.000.000 đồng đối với cá nhân và 30.000.000 đồng đối với tổ chức.
Theo các quy định nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng âm thanh trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?