Giả mạo chữ ký của công chứng viên, cá nhân có thể bị phạt hành chính đến 35.000.000 đồng?
- Cá nhân có hành vi giả mạo chữ ký của công chứng viên bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Cá nhân giả mạo chữ ký của công chứng viên nhằm lừa đảo tài sản của người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Người 15 tuổi giả mạo chữ ký của công chứng viên nhằm lừa đảo tài sản của người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Cá nhân có hành vi giả mạo chữ ký của công chứng viên bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Điểm b khoản 6 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi giả mạo chữ ký của công chứng viên như sau:
Hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng
...
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng thẻ công chứng viên của người khác để hành nghề công chứng;
b) Hành nghề trong thời gian bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên.
6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hành nghề công chứng khi không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
b) Giả mạo chữ ký của công chứng viên;
c) Công chứng hợp đồng, giao dịch mà không có đầy đủ chữ ký của tất cả các chủ thể của hợp đồng, giao dịch;
d) Góp vốn, nhận góp vốn thành lập, duy trì tổ chức và hoạt động văn phòng công chứng không đúng quy định.
...
Khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp là 50.000.000 đồng.
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo các quy định nêu trên, cá nhân có hành vi giả mạo chữ ký của công chứng viên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.
Giả mạo chữ ký của công chứng viên, cá nhân có thể bị phạt hành chính đến 35.000.000 đồng? (Hình từ Internet)
Cá nhân giả mạo chữ ký của công chứng viên nhằm lừa đảo tài sản của người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về cấu thành cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
...
Theo quy định nêu trên, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được cấu thành từ thủ đoạn gian dối (giả mạo chữ ký) chiếm đoạt tài sản của người khác.
Theo đó, cá nhân có hành vi giả mạo chữ ký của công chứng viên nhằm lừa đảo tài sản của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong trường hợp:
- Tài sản lừa đảo có tổng giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên
- Tài sản lừa đảo có tổng giá trị dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc trường hợp:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
+ Vi phạm trong trường hợp đã bị kết án và chưa được xóa án tích về tội:
++ Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
++ Tội cướp tài sản
++ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
++ Tội cưỡng đoạt tài sản
++ Tội cướp giật tài sản
++ Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
++ Tội trộm cắp tài sản
++ Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
++ Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình người bị hại.
Người 15 tuổi giả mạo chữ ký của công chứng viên nhằm lừa đảo tài sản của người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự sau:
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
...
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
...
Theo quy định nêu trên, người 15 tuổi giả mạo chữ ký của công chứng viên nhằm lừa đảo tài sản của người khác sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, người 15 tuổi giả mạo chữ ký của công chứng viên nhằm lừa đảo tài sản của người khác có thể bị áp dụng một số biện pháp tư pháp khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các bước đăng nhập vnEdu.vn cho giáo viên đơn giản, nhanh nhất 2024?
- Điều lệ đảng hiện hành được thông qua năm nào?
- Festival hoa Đà Lạt 2024 ngày nào? Festival hoa đà lạt ở đâu? Festival Hoa Đà Lạt có những hoạt động gì?
- Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
- Tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hưng Yên giáp tỉnh nào?