Đương sự có được yêu cầu Tòa án xét xử kín vụ án hình sự không? Người dưới bao nhiêu tuổi thì không được vào phiên tòa xét xử vụ án hình sự?
Đương sự có được yêu cầu Tòa án xét xử kín vụ án hình sự không?
Căn cứ tại điểm g khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có quy định về đương sự như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
g) Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.
...
Và theo Điều 25 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai như sau:
Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai
Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảm công bằng.
Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.
Như vậy, đương sự có yêu cầu cầu chính đáng để giữ bí mật đời tư thì được yêu cầu Tòa án xét xử kín vụ án hình sự.
Ngoài đương sự thì trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi thì cũng có thể xét xử kín.
Khi xét xử kín thì Tòa án phải đảm bảo nguyên tắc xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảm công bằng.
Đương sự có được yêu cầu Tòa án xét xử kín vụ án hình sự không? Người dưới bao nhiêu tuổi thì không được vào phiên tòa xét xử vụ án hình sự? (Hình từ Internet)
Trường hợp Tòa án xét xử kín thì bản án có được tuyên công khai không?
Căn cứ tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời , công bằng, công khai như sau:
Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai
Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảm công bằng.
Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.
Và căn cứ tại Điều 327 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về tuyên án như sau:
Tuyên án
Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.
Theo Điều 260 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về bản án như sau:
Bản án
1. Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bản án phải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng xét xử.
2. Bản án sơ thẩm phải ghi rõ:
....
g) Quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về án phí và quyền kháng cáo đối với bản án. Trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì ghi rõ quyết định đó.
3. Bản án phúc thẩm phải ghi rõ:
....
c) Quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án do có kháng cáo, kháng nghị, về án phí sơ thẩm, phúc thẩm.
Trong bản án có nhiều nội dung trong đó có phần Quyết định của Hội đồng xét xử. Theo đó, bản án phải ghi rõ về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về án phí và quyền kháng cáo đối với bản án.
Như vậy, Tòa án xét xử kín thì chỉ được tuyên án công khai phần quyết định trong bản án.
Theo đó, phần Quyết định trong bản án phải ghi rõ về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về án phí và quyền kháng cáo đối với bản án.
Người dưới bao nhiêu tuổi thì không được vào phòng xử án?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 256 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về nội quy phiên tòa như sau:
Nội quy phiên tòa
1. Mọi người vào phòng xử án phải mặc trang phục nghiêm túc, chấp hành việc kiểm tra an ninh và thực hiện đúng hướng dẫn của Thư ký Tòa án.
2. Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa.
3. Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án. Bị cáo phải đứng khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố. Người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa muốn trình bày ý kiến phải được chủ tọa phiên tòa đồng ý; người trình bày ý kiến phải đứng khi trình bày ý kiến, khi được hỏi.
Những người vì lý do sức khỏe có thể được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi.
4. Tại phiên tòa, bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa cho mình. Việc tiếp xúc với những người khác phải được chủ tọa phiên tòa cho phép.
5. Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập đến phiên tòa.
Như vậy, người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án trừ trường hợp được Tòa án triệu tập đến phiên tòa.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?