Công ty luật cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ, việc có thể bị phạt hành chính đến 40.000.000 đồng?

Cho tôi hỏi: Công ty luật có được quyền cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ, việc không? Câu hỏi của anh Công đến từ Tiền Giang

Công ty luật có được quyền cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ, việc không?

Điều 9 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hành nghề luật sư như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);
b) Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;
c) Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
d) Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;
...

Theo quy định nêu trên, công ty luật không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ, việc.

Công ty luật cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ, việc có thể bị phạt hành chính đến 40.000.000 đồng?

Công ty luật cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ, việc có thể bị phạt hành chính đến 40.000.000 đồng? (Hình từ Internet)

Công ty luật cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ, việc bị phạt hành chính như thế nào?

Điểm b khoản 5 Điều 7 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về phạt vi phạm hành chính với công ty luật cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ, việc như sau:

Hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
...
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện dịch vụ pháp lý mà không ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản;
b) Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ, việc;
c) Hoạt động khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam với cơ quan có thẩm quyền;
b) Hoạt động tư vấn pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý, hoạt động với danh nghĩa tổ chức hành nghề luật sư hoặc treo biển hiệu là tổ chức hành nghề luật sư mà không phải là tổ chức hành nghề luật sư.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và g khoản 3, điểm đ khoản 4, các điểm a và b khoản 5 Điều này;
b) Tịch thu tang vật là giấy phép, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c và d khoản 3, các khoản 4, 5 và 6 Điều này.

Khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
...

Theo quy định nêu trên, công ty luật cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ, việc có thể bị phạt hành chính từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Ngoài ra, công ty luật vi phạm còn bị đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng và bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có được quyền xử phạt vi phạm hành chính với công ty luật cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ, việc không?

Điểm b khoản 3 Điều 83 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Khoản 6 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền xử phạt vi phạm hành chính đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp của tổ chức.

Theo quy định nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền xử phạt vi phạm hành chính với công ty luật cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ, việc.

Trân trọng!

Công ty luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công ty luật
Hỏi đáp Pháp luật
Sự khác nhau giữa Công ty luật TNHH và Công ty TNHH Luật là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty luật có được lập theo loại hình công ty hợp danh hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Một công ty luật có thể đầu tư vốn thành lập một công ty luật khác với tư cách pháp nhân được hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty luật cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ, việc có thể bị phạt hành chính đến 40.000.000 đồng?
Hỏi đáp pháp luật
Hai công ty luật có được thành lập bởi một luật sư không?
Hỏi đáp pháp luật
Thu hồi giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Quy định chấm dứt hoạt động của chi nhành, công ty luật nước ngoài
Hỏi đáp pháp luật
Thời hạn tạm ngừng hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công ty luật
Trần Thúy Nhàn
1,209 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công ty luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào