Dự kiến: Đại biểu Hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm khi có ít nhất hai phần ba tổng số phiếu hợp lệ của cử tri ở đơn vị bãi nhiệm đồng ý bãi nhiệm?

Có phải dự kiến đại biểu Hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm khi có ít nhất hai phần ba tổng số phiếu hợp lệ của cử tri ở đơn vị bãi nhiệm đồng ý bãi nhiệm không? Câu hỏi của bạn Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu)

Khi nào đại biểu Hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm?

Tại Điều 102 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định về trường hợp bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:

Việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì bị Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp đưa ra để cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân.
3. Trong trường hợp Hội đồng nhân dân bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.
4. Trong trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo trình tự do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

Theo đó, Đại biểu Hội đồng nhân dân không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì bị Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm.

Dự kiến: Đại biểu Hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm khi có ít nhất hai phần ba tổng số phiếu hợp lệ của cử tri ở đơn vị bãi nhiệm đồng ý bãi nhiệm?

Dự kiến: Đại biểu Hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm khi có ít nhất hai phần ba tổng số phiếu hợp lệ của cử tri ở đơn vị bãi nhiệm đồng ý bãi nhiệm? (Hình từ Internet)

Dự kiến: Đại biểu Hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm khi có ít nhất hai phần ba tổng số phiếu hợp lệ của cử tri ở đơn vị bãi nhiệm đồng ý bãi nhiệm?

Tại Điều 24 Dự thảo Nghị quyết về trình tự cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân có nêu như sau:

Biên bản xác định kết quả bỏ phiếu bãi nhiệm
1. Sau khi nhận, kiểm tra biên bản kết quả kiểm phiếu của các Tổ công tác bãi nhiệm, Ban tổ chức bãi nhiệm tổng hợp, lập biên bản xác định kết quả bỏ phiếu bãi nhiệm ở đơn vị bãi nhiệm.
2. Biên bản xác định kết quả bỏ phiếu bãi nhiệm gồm các nội dung sau:
a) Tổng số cử tri của đơn vị bãi nhiệm;
b) Số cử tri tham gia bỏ phiếu; tỷ lệ phần trăm;
c) Số phiếu phát ra;
d) Số phiếu thu vào; tỷ lệ phần trăm;
đ) Số phiếu hợp lệ; tỷ lệ phần trăm;
e) Số phiếu không hợp lệ; tỷ lệ phần trăm;
g) Số phiếu đồng ý bãi nhiệm; tỷ lệ phần trăm;
h) Số phiếu không đồng ý bãi nhiệm; tỷ lệ phần trăm;
i) Những khiếu nại, tố cáo do Tổ công tác bãi nhiệm giải quyết; những khiếu nại, tố cáo do Ban tổ chức bãi nhiệm giải quyết (nếu có).
3. Mẫu Biên bản xác định kết quả bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân tại khu vực bỏ phiếu thực hiện theo phụ lục số 04 kèm theo Nghị quyết này.
4.
Phương án 1: Đại biểu Hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm khi có ít nhất hai phần ba tổng số phiếu hợp lệ của cử tri ở đơn vị bãi nhiệm đồng ý bãi nhiệm.
Phương án 2: Đại biểu Hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm khi có quá nửa tổng số phiếu hợp lệ của cử tri ở đơn vị bãi nhiệm đồng ý bãi nhiệm.
5. Biên bản xác định kết quả bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được lập thành 04 bản, có chữ ký của Trưởng ban, Thư ký Ban tổ chức bãi nhiệm và được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chậm nhất là 03 ngày sau ngày bỏ phiếu bãi nhiệm.
Đối với việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì Biên bản xác định kết quả bỏ phiếu bãi nhiệm được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 03 ngày sau ngày bỏ phiếu bãi nhiệm.

Theo đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đưa ra 02 phương án về số phiếu hợp lệ của cử tri đồng ý bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân:

Phương án 1: Đại biểu Hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm khi có ít nhất hai phần ba tổng số phiếu hợp lệ của cử tri ở đơn vị bãi nhiệm đồng ý bãi nhiệm.

Phương án 2: Đại biểu Hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm khi có quá nửa tổng số phiếu hợp lệ của cử tri ở đơn vị bãi nhiệm đồng ý bãi nhiệm.

Nguyên tắc thực hiện việc cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân như thế nào?

Tại Điều 1 Dự thảo Nghị quyết về trình tự cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân có nêu như sau:

Nguyên tắc thực hiện việc cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
2. Bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành ở đơn vị bầu cử nơi đại biểu được bầu hoặc ở đơn vị bầu cử nơi đại biểu đã chuyển đến sinh hoạt.
3. Tính đến ngày tổ chức bỏ phiếu bãi nhiệm, công dân Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên thì có quyền bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân tại đơn vị bầu cử nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
4. Cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được công nhận hợp lệ khi có quá nửa tổng số cử tri trong danh sách cử tri tại đơn vị bầu cử tham gia bỏ phiếu.
5. Ngày bỏ phiếu phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất là 60 ngày trước ngày bỏ phiếu bãi nhiệm.
6. Trong trường hợp đến ngày bỏ phiếu mà dịch bệnh bùng phát phải cách ly xã hội, thiên tai, bão lũ dẫn đến địa hình bị chia cắt thì các tổ chức phụ trách bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định việc đưa ra để cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định phương án tổ chức bỏ phiếu tại các khu vực này.

Theo đó, có 06 nguyên tắc thực hiện việc cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân bao gồm:

- Việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

- Bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành ở đơn vị bầu cử nơi đại biểu được bầu hoặc ở đơn vị bầu cử nơi đại biểu đã chuyển đến sinh hoạt.

- Tính đến ngày tổ chức bỏ phiếu bãi nhiệm, công dân Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên thì có quyền bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân tại đơn vị bầu cử nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.

- Cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được công nhận hợp lệ khi có quá nửa tổng số cử tri trong danh sách cử tri tại đơn vị bầu cử tham gia bỏ phiếu.

- Ngày bỏ phiếu phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất là 60 ngày trước ngày bỏ phiếu bãi nhiệm.

- Trong trường hợp đến ngày bỏ phiếu mà dịch bệnh bùng phát phải cách ly xã hội, thiên tai, bão lũ dẫn đến địa hình bị chia cắt thì các tổ chức phụ trách bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định việc đưa ra để cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định phương án tổ chức bỏ phiếu tại các khu vực này.

Lưu ý: Dự thảo Nghị quyết về trình tự cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân vẫn đang được lấy ý kiến và chưa có hiệu lực thi hành.

Trân trọng!

Hội đồng nhân dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hội đồng nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân bằng cách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có quyền ký chứng thực nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng nhân dân cấp huyện bị tố cáo thì cơ quan nào có thẩm quyền đứng ra giải quyết?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Nghị quyết của Hội đồng nhân dân bãi bỏ Nghị quyết/các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp theo Nghị định 59?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng nhân dân có mấy cấp? Hội đồng nhân dân được ban hành văn bản quy phạm pháp luật gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào ban hành văn bản hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng nhân dân là gì? Hội đồng nhân dân có chức năng gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Kỳ họp Hội đồng nhân dân diễn ra bao nhiêu lần một năm? Ai có thẩm quyền triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng nhân dân thị trấn có các nhiệm vụ và quyền hạn nào? Thường trực Hội đồng nhân dân thị trấn phải có đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã có bắt buộc phải tốt nghiệp đại học không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hội đồng nhân dân
Huỳnh Minh Hân
1,303 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào