Những nội dung cần lưu ý khi Viện kiểm sát kiểm sát quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản?
- Những nội dung cần lưu ý khi Viện kiểm sát kiểm sát quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản?
- Quy trình chung về kiểm sát quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản được quy định như thế nào?
- Khi nghiên cứu hồ sơ để kiểm sát quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản cần nghiên cứu kỹ những tài liệu nào?
Những nội dung cần lưu ý khi Viện kiểm sát kiểm sát quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản?
Căn cứ Điều 8 Quy định về Quy trình kiểm sát việc giải quyết phá sản ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Kiểm sát quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
Khi kiểm sát quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, công chức thực hiện theo quy trình tại Điều 4 Quy định này và lưu ý các nội dung cụ thể sau đây:
1. Kiểm sát thời hạn ra quyết định: Công chức căn cứ vào ngày Thẩm phán ra Thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để kiểm sát. Thời hạn để Thẩm phán ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản là 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu theo Điều 42 Luật Phá sản.
2. Kiểm sát thời hạn thông báo quyết định: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phải giao, gửi hoặc thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật Phá sản. Vì vậy, công chức căn cứ vào ngày Tòa án ra quyết định, ngày gửi theo dấu bưu điện trên bì thư và ngày VKS nhận được quyết định để kiểm sát.
3. Kiểm sát hình thức quyết định: Công chức căn cứ khoản 4 Điều 42 Luật Phá sản để kiểm sát quyết định có đầy đủ các nội dung như quy định hay không.
4. Kiểm sát nội dung quyết định: Công chức phải kiểm sát căn cứ để Thẩm phán ban hành quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản là khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán hoặc không mất khả năng thanh toán theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Phá sản. Vì vậy, công chức căn cứ vào báo cáo tài chính, bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ do Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản lập theo quy định tại Điều 16 Luật Phá sản để xác định doanh nghiệp, hợp tác xã có mất khả năng thanh toán hay không.
5. Khi kiểm sát quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, nếu phát hiện Tòa án có vi phạm nghiêm trọng thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, Viện kiểm sát thực hiện quyền kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Phá sản. Quy trình kháng nghị được thực hiện theo Điều 26 Quy định này.
Như vậy, những nội dung cần lưu ý khi Viện kiểm sát kiểm sát quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản gồm:
- Kiểm sát thời hạn ra quyết định;
- Kiểm sát thời hạn thông báo quyết định;
- Kiểm sát hình thức quyết định;
- Kiểm sát nội dung quyết định;
- Khi kiểm sát quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, nếu phát hiện Tòa án có vi phạm nghiêm trọng thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, Viện kiểm sát thực hiện quyền kháng nghị theo quy định.
Những nội dung cần lưu ý khi Viện kiểm sát kiểm sát quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản? (Hình từ Internet)
Quy trình chung về kiểm sát quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản được quy định như thế nào?
Tại Điều 4 Quy định về Quy trình kiểm sát việc giải quyết phá sản ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Quy trình chung về kiểm sát các quyết định, văn bản của Tòa án nhân dân
1. Vào sổ thụ lý kiểm sát quyết định, văn bản khác của Tòa án.
2. Kiểm sát thời hạn gửi; thời hạn, thẩm quyền ban hành quyết định, văn bản khác; kiểm sát hình thức, nội dung của quyết định, văn bản khác.
3. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ khi thấy cần thiết theo quy định tại Điều 13 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản ban hành kèm theo Quyết định số 435/QĐ-VKSTC ngày 26/9/2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (sau đây viết tắt là Quy chế 435).
4. Lập Phiếu kiểm sát theo quy định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Xác định vi phạm của Tòa án, căn cứ tính chất, mức độ vi phạm để đề xuất hướng xử lý (kiến nghị theo vụ việc riêng hay tập hợp vi phạm để kiến nghị chung).
5. Dự thảo văn bản kiến nghị (nếu có) theo quy định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Theo dõi kết quả giải quyết kiến nghị của Tòa án.
Căn cứ quy định trên, quy trình chung về kiểm sát quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản như sau:
Bước 1: Vào sổ thụ lý kiểm sát quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản của Tòa án.
Bước 2: Kiểm sát thời hạn gửi; thời hạn, thẩm quyền ban hành quyết định; kiểm sát hình thức, nội dung của quyết định.
Bước 3: Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ khi thấy cần thiết.
Bước 4: Lập Phiếu kiểm sát, xác định vi phạm của Tòa án, căn cứ tính chất, mức độ vi phạm để đề xuất hướng xử lý.
Bước 5: Dự thảo văn bản kiến nghị (nếu có), theo dõi kết quả giải quyết kiến nghị của Tòa án.
Khi nghiên cứu hồ sơ để kiểm sát quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản cần nghiên cứu kỹ những tài liệu nào?
Theo Điều 21 Quy định về Quy trình kiểm sát việc giải quyết phá sản ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Nghiên cứu hồ sơ để kiểm sát quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
1. Công chức Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu hồ sơ để kiểm sát quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, xem xét việc thực hiện quyền kháng nghị. Việc nghiên cứu hồ sơ thực hiện theo Điều 19 Quy định này, đồng thời cần tập trung nghiên cứu kỹ những tài liệu chủ yếu sau để xác định doanh nghiệp, hợp tác xã có bị mất khả năng thanh toán hay không:
a) Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, biên bản đối chiếu công nợ;
c) Các báo cáo tài chính, báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và báo cáo về hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã.
d) Các tài liệu khác do Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản lập theo quy định tại Điều 16 Luật Phá sản:
2. Thời hạn nghiên cứu hồ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 19 Quy định này.
3. Qua nghiên cứu hồ sơ, công chức xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu, đề xuất quan điểm giải quyết. Trường hợp phát hiện vi phạm của Tòa án là nghiêm trọng, công chức báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình thực hiện quyền kháng nghị theo quy định tại Điều 44 Luật Phá sản; trường hợp vi phạm ít nghiêm trọng thì tập hợp, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị theo quy định.
Theo đó, khi nghiên cứu hồ sơ để kiểm sát quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản cần nghiên cứu kỹ những tài liệu như sau:
- Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, biên bản đối chiếu công nợ;
- Các báo cáo tài chính, báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và báo cáo về hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Các tài liệu khác do Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản lập.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?