Quy trình kiểm sát các quyết định, văn bản giải quyết thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
- Quy trình kiểm sát các quyết định, văn bản giải quyết thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
- Văn bản kiến nghị quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Viện kiểm sát gồm những nội dung nào?
- Cách thức viết bản kiến nghị các quyết định, văn bản giải quyết thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
Quy trình kiểm sát các quyết định, văn bản giải quyết thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Quy định về Quy trình kiểm sát việc giải quyết phá sản ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Quy trình chung về kiểm sát các quyết định, văn bản của Tòa án nhân dân
1. Vào sổ thụ lý kiểm sát quyết định, văn bản khác của Tòa án.
2. Kiểm sát thời hạn gửi; thời hạn, thẩm quyền ban hành quyết định, văn bản khác; kiểm sát hình thức, nội dung của quyết định, văn bản khác.
3. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ khi thấy cần thiết theo quy định tại Điều 13 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản ban hành kèm theo Quyết định số 435/QĐ-VKSTC ngày 26/9/2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (sau đây viết tắt là Quy chế 435).
4. Lập Phiếu kiểm sát theo quy định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Xác định vi phạm của Tòa án, căn cứ tính chất, mức độ vi phạm để đề xuất hướng xử lý (kiến nghị theo vụ việc riêng hay tập hợp vi phạm để kiến nghị chung).
5. Dự thảo văn bản kiến nghị (nếu có) theo quy định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Theo dõi kết quả giải quyết kiến nghị của Tòa án.
Như vậy, quy trình kiểm sát các quyết định, văn bản giải quyết thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân như sau:
Bước 1. Vào sổ thụ lý kiểm sát quyết định, văn bản khác giải quyết thủ tục phá sản của Tòa án.
Bước 2. Kiểm sát thời hạn gửi, thời hạn, thẩm quyền ban hành, hình thức, nội dung của quyết định, văn bản khác giải quyết thủ tục phá sản.
Bước 3. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ khi thấy cần thiết.
Bước 4. Lập Phiếu kiểm sát, xác định vi phạm của Tòa án, căn cứ tính chất, mức độ vi phạm để đề xuất hướng xử lý.
Bước 5. Dự thảo văn bản kiến nghị (nếu có), theo dõi kết quả giải quyết kiến nghị của Tòa án.
Quy trình kiểm sát các quyết định, văn bản giải quyết thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Văn bản kiến nghị quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Viện kiểm sát gồm những nội dung nào?
Theo điểm a khoản 1 Điều 25 Quy định về Quy trình kiểm sát việc giải quyết phá sản ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về nội dung văn bản kiến nghị quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Viện kiểm sát như sau:
Quy trình xây dựng, ban hành kiến nghị
1. Xây dựng, ban hành kiến nghị quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
a) Kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp
Sau khi công chức báo cáo quan điểm đề xuất kiến nghị được lãnh đạo Viện kiểm sát duyệt chấp thuận thì xây dựng dự thảo kiến nghị. Văn bản kiến nghị có các nội dung chủ yếu sau:
(i) Ngày, tháng, năm;
(ii) Tên của Viện kiểm sát kiến nghị, tên của Tòa án nhân dân bị kiến nghị;
(iii) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản;
(iv) Phần nhận thấy: Nêu tóm tắt nội dung quyết định giải quyết vụ việc phá sản;
(v) Phần xét thấy: Nêu rõ dạng vi phạm qua công tác kiểm sát đã phát hiện được; trích dẫn quy định pháp luật làm căn cứ đánh giá vi phạm.
Sau khi hoàn thành việc xây dựng văn bản kiến nghị, công chức trình lãnh đạo Viện kiểm sát ký ban hành.
b) Kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp
Khi kiểm sát quyết định giải quyết kiến nghị đối với quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu phát hiện Tòa án có vi phạm thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết.
Quy trình xây dựng, ban hành kiến nghị thực hiện như khoản 1 Điều này.
...
Theo đó, văn bản kiến nghị quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Viện kiểm sát gồm những nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm;
- Tên của Viện kiểm sát kiến nghị, tên của Tòa án nhân dân bị kiến nghị;
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản;
- Phần nhận thấy: Nêu tóm tắt nội dung quyết định giải quyết vụ việc phá sản;
- Phần xét thấy: Nêu rõ dạng vi phạm qua công tác kiểm sát đã phát hiện được; trích dẫn quy định pháp luật làm căn cứ đánh giá vi phạm.
Sau khi hoàn thành việc xây dựng văn bản kiến nghị, công chức trình lãnh đạo Viện kiểm sát ký ban hành.
Cách thức viết bản kiến nghị các quyết định, văn bản giải quyết thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
Tại khoản 4 Điều 25 Quy định về Quy trình kiểm sát việc giải quyết phá sản ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về cách thức viết bản kiến nghị các quyết định, văn bản giải quyết thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân như sau:
- Đối với từng loại quyết định, văn bản khác về giải quyết phá sản có vi phạm của Tòa án, công chức khi xây dựng văn bản kiến nghị cần nêu tóm tắt nội dung của quyết định, văn bản; nhận định đánh giá phải nêu được rõ lý do, căn cứ cả về tố tụng và nội dung.
Nêu rõ từng dạng vi phạm qua công tác kiểm sát đã phát hiện được, trích dẫn điều luật bị vi phạm để kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm.
- Đối với kiến nghị đề nghị Tòa án xem xét, quyết định giải quyết đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục đặc biệt thì trong nội dung kiến nghị phải nêu đề nghị về hướng giải quyết vụ việc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông nào có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ?
- Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu có thể được bảo hộ trong bao lâu?
- Hướng dẫn viết đơn xin thuê đất mới nhất hiện nay?
- Quyền sở hữu công nghiệp gồm các quyền nào?
- Từ 01/01/2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm có phải thi lại không?