Hội viên Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam bị chấm dứt tư cách hội viên trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi: Hội viên Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam bị chấm dứt tư cách hội viên trong trường hợp nào? Câu hỏi của anh Quân đến từ Nam Định.

Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam có bao nhiêu loại hội viên?

Khoản 1 Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 272/QĐ-BNV năm 2013 quy định về các loại hội viên của Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam như sau:

Hội viên
1. Hội viên của Hiệp hội, gồm:
a) Hội viên chính thức: Công dân Việt Nam, tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề và nghề công tác xã hội hoặc có liên quan đến lĩnh vực dạy nghề và nghề công tác xã hội tự nguyện xin gia nhập Hiệp hội, đóng hội phí, được Ban Thường vụ Hiệp hội công nhận đều có thể trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội;
b) Hội viên liên kết: Công dân Việt Nam, tổ chức Việt Nam chưa đủ điều kiện quy định Điểm a Khoản 1 Điều này mà có đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội; tán thành Điều lệ, tự nguyện xin gia nhập được Ban Thường vụ công nhận là hội viên liên kết;
c) Hội viên danh dự: Công dân Việt Nam có uy tín, có kinh nghiệm và có công lao đối với sự phát triển trong lĩnh vực dạy nghề và nghề công tác xã hội của Việt Nam, tán thành Điều lệ và có nguyện vọng tham gia Hiệp hội, được Ban Thường vụ Hiệp hội nhất trí mời làm hội viên danh dự.
...

Theo quy định nêu trên, có 3 loại hội viên Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam, gồm:

- Hội viên chính thức:

Công dân Việt Nam, tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề và nghề công tác xã hội hoặc có liên quan đến lĩnh vực dạy nghề và nghề công tác xã hội tự nguyện xin gia nhập Hiệp hội, đóng hội phí, được Ban Thường vụ Hiệp hội công nhận đều có thể trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội;

- Hội viên liên kết:

Công dân Việt Nam, tổ chức Việt Nam chưa đủ điều kiện trở thành hội viên chính thức mà có đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội; tán thành Điều lệ, tự nguyện xin gia nhập được Ban Thường vụ công nhận là hội viên liên kết;

- Hội viên danh dự:

Công dân Việt Nam có uy tín, có kinh nghiệm và có công lao đối với sự phát triển trong lĩnh vực dạy nghề và nghề công tác xã hội của Việt Nam, tán thành Điều lệ và có nguyện vọng tham gia Hiệp hội, được Ban Thường vụ Hiệp hội nhất trí mời làm hội viên danh dự.

Hội viên Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam bị chấm dứt tư cách hội viên trong trường hợp nào?

Hội viên Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam bị chấm dứt tư cách hội viên trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Hội viên Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam bị chấm dứt tư cách hội viên trong trường hợp nào?

Điều 13 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 272/QĐ-BNV năm 2013 quy định về các trường hợp chấm dứt tư cách hội viên Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam như sau:

Điều kiện và thủ tục chấm dứt tư cách hội viên
1. Hội viên tự nguyện xin rút khỏi Hiệp hội có đơn gửi Ban Thường vụ Hiệp hội.
2. Quyền và nghĩa vụ của hội viên sẽ chấm dứt sau khi Ban Thường vụ Hiệp hội ra thông báo chấp thuận.
3. Hội viên bị khai trừ khỏi Hiệp hội khi vi phạm:
a) Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín hoặc hoạt động của Hiệp hội, hội viên khác;
b) Không đóng hội phí trong vòng 01 (một) năm, kể từ khi Hiệp hội thông báo bằng văn bản nhắc nhở lần thứ 2 (hai);
c) Làm trái Điều lệ Hiệp hội;
d) Không chấp hành nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội;
đ) Bị rút giấy phép hoạt động (nếu là tổ chức), không có khả năng tham gia hoạt động hoặc mất quyền công dân (nếu là cá nhân);
e) Không tham gia các hoạt động của Hiệp hội trong thời gian 2 (hai) năm liên tục mà không có lý do chính đáng.
4. Văn bản chấm dứt tư cách hoặc khai trừ hội viên có hiệu lực kể từ ngày ký và gửi đến các hội viên.

Theo đó, hội viên Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam bị chấm dứt tư cách hội viên trong trường hợp:

- Hội viên tự nguyện xin rút khỏi Hiệp hội có đơn gửi Ban Thường vụ Hiệp hội.

- Hội viên bị khai trừ khỏi Hiệp hội khi vi phạm:

+ Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín hoặc hoạt động của Hiệp hội, hội viên khác;

+ Không đóng hội phí trong vòng 01 (một) năm, kể từ khi Hiệp hội thông báo bằng văn bản nhắc nhở lần thứ 2 (hai);

+ Làm trái Điều lệ Hiệp hội;

+ Không chấp hành nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội;

+ Bị rút giấy phép hoạt động (nếu là tổ chức), không có khả năng tham gia hoạt động hoặc mất quyền công dân (nếu là cá nhân);

+ Không tham gia các hoạt động của Hiệp hội trong thời gian 2 (hai) năm liên tục mà không có lý do chính đáng.

Thủ tục chấm dứt tư cách hội viên Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam?

Điều 13 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 272/QĐ-BNV năm 2013 quy định về thủ tục chấm dứt tư cách hội viên Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam như sau:

Điều kiện và thủ tục chấm dứt tư cách hội viên
1. Hội viên tự nguyện xin rút khỏi Hiệp hội có đơn gửi Ban Thường vụ Hiệp hội.
2. Quyền và nghĩa vụ của hội viên sẽ chấm dứt sau khi Ban Thường vụ Hiệp hội ra thông báo chấp thuận.
3. Hội viên bị khai trừ khỏi Hiệp hội khi vi phạm:
a) Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín hoặc hoạt động của Hiệp hội, hội viên khác;
b) Không đóng hội phí trong vòng 01 (một) năm, kể từ khi Hiệp hội thông báo bằng văn bản nhắc nhở lần thứ 2 (hai);
c) Làm trái Điều lệ Hiệp hội;
d) Không chấp hành nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội;
đ) Bị rút giấy phép hoạt động (nếu là tổ chức), không có khả năng tham gia hoạt động hoặc mất quyền công dân (nếu là cá nhân);
e) Không tham gia các hoạt động của Hiệp hội trong thời gian 2 (hai) năm liên tục mà không có lý do chính đáng.
4. Văn bản chấm dứt tư cách hoặc khai trừ hội viên có hiệu lực kể từ ngày ký và gửi đến các hội viên.

Theo đó, việc chấm dứt tư cách hội viên Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam được thực hiện theo thủ tục sau:

Trường hợp hội viên tự nguyện xin rút khỏi Hiệp hội:

- Bước 1: Hội viên đơn gửi Ban Thường vụ Hiệp hội xin rút khỏi Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam.

- Bước 2: Ban Thường vụ Hiệp hội ra thông báo chấp thuận.

Trường hợp hội viên bị khai trừ khỏi Hiệp hội do vi phạm:

- Bước 1: Hội viên bị khai trừ khỏi Hiệp hội do vi phạm

- Bước 2: Ban Thường vụ Hiệp hội ra thông báo khai trừ hội viên khỏi Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam.

Trân trọng!

Công tác xã hội
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công tác xã hội
Hỏi đáp Pháp luật
Nhân viên công tác xã hội là gì? Nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội viên Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam bị chấm dứt tư cách hội viên trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện trở thành hội viên Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam thực hiện những quyền hạn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Để trở thành nhân viên công tác xã hội cần đáp ứng yêu cầu gì về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công tác xã hội
Trần Thúy Nhàn
342 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công tác xã hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào