Số lượng thành viên của Đoàn Hội thẩm nhân dân được xác định như thế nào? Ai quyết định việc bầu Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân?
Số lượng thành viên của Đoàn Hội thẩm nhân dân được xác định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết 1213/2016/UBTVQH13 có quy định về tổ chức Đoàn Hội thẩm nhân dân như sau:
Tổ chức Đoàn Hội thẩm nhân dân
1. Đoàn Hội thẩm nhân dân bao gồm các Hội thẩm nhân dân được bầu để thực hiện nhiệm vụ xét xử tại mỗi Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Số lượng thành viên của mỗi Đoàn Hội thẩm nhân dân được xác định căn cứ vào số lượng Thẩm phán tại mỗi Tòa án như sau:
Tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh: cứ 02 Thẩm phán thì có 03 Hội thẩm, nhưng tổng số Hội thẩm tại một Tòa án nhân dân cấp tỉnh không dưới 20 người và tối đa không quá 100 người;
Tại Tòa án nhân dân cấp huyện: cứ 01 Thẩm phán thì có 02 Hội thẩm, nhưng tổng số Hội thẩm tại một Tòa án nhân dân cấp huyện không dưới 15 người và tối đa không quá 50 người, trừ trường hợp đặc biệt có thể có dưới 15 người.
...
Theo đó, số lượng thành viên của mỗi Đoàn Hội thẩm nhân dân được xác định căn cứ vào số lượng Thẩm phán tại mỗi Tòa án như sau:
- Tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh: cứ 02 Thẩm phán thì có 03 Hội thẩm, nhưng tổng số Hội thẩm tại một Tòa án nhân dân cấp tỉnh không dưới 20 người và tối đa không quá 100 người;
- Tại Tòa án nhân dân cấp huyện: cứ 01 Thẩm phán thì có 02 Hội thẩm, nhưng tổng số Hội thẩm tại một Tòa án nhân dân cấp huyện không dưới 15 người và tối đa không quá 50 người, trừ trường hợp đặc biệt có thể có dưới 15 người.
Số lượng thành viên của Đoàn Hội thẩm nhân dân được xác định như thế nào? Ai quyết định việc bầu Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân? (Hình từ Internet)
Ai quyết định việc bầu Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết 1213/2016/UBTVQH13 có quy định về việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và nhiệm kỳ của Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân như sau:
Việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và nhiệm kỳ của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân
1. Hội thẩm nhân dân có uy tín, kinh nghiệm làm công tác xét xử và điều kiện về thời gian làm việc thì có thể được bầu làm Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân.
2. Thủ tục bầu Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân:
a) Sau khi bầu Hội thẩm nhiệm kỳ mới, Thường trực Hội đồng Nhân dân chủ trì, phối hợp với Chánh án Tòa án nhân dân và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức hội nghị toàn thể Hội thẩm để bầu Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân;
b) Việc bầu Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân do hội nghị toàn thể Hội thẩm nhân dân quyết định, thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Người được bầu làm Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân là người được biểu quyết tán thành hoặc đạt được số phiếu bầu cao nhất cho mỗi chức danh và phải được trên 50% tổng số Hội thẩm nhân dân tín nhiệm, tán thành;
c) Thường trực Hội đồng Nhân dân cùng cấp công nhận kết quả bầu Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân.
Theo đó, sau khi bầu Hội thẩm nhiệm kỳ mới, Thường trực Hội đồng Nhân dân chủ trì, phối hợp với Chánh án Tòa án nhân dân và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức hội nghị toàn thể Hội thẩm để bầu Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân.
Vì vậy, việc bầu Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân do hội nghị toàn thể Hội thẩm nhân dân quyết định.
Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân có quyền và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết 1213/2016/UBTVQH13 có quy định về trách nhiệm và quyền của Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân như sau:
Trách nhiệm và quyền của Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân
1. Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm và quyền sau đây:
a) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tọa đàm của Đoàn Hội thẩm nhân dân;
b) Giữ mối liên hệ và đại diện cho Đoàn Hội thẩm nhân dân trong quan hệ với Thường trực Hội đồng Nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
c) Trao đổi ý kiến với Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp về việc phân công Hội thẩm nhân dân tham gia hoạt động xét xử, bảo đảm phù hợp với yêu cầu xét xử vụ án theo yêu cầu của Chánh án Tòa án nhân dân;
d) Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác của Đoàn Hội thẩm nhân dân;
đ) Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của Hội thẩm nhân dân về các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Hội thẩm và đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
...
Như vậy, Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân có quyền và trách nhiệm như sau:
- Triệu tập và chủ trì các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tọa đàm của Đoàn Hội thẩm nhân dân;
- Giữ mối liên hệ và đại diện cho Đoàn Hội thẩm nhân dân trong quan hệ với Thường trực Hội đồng Nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Trao đổi ý kiến với Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp về việc phân công Hội thẩm nhân dân tham gia hoạt động xét xử, bảo đảm phù hợp với yêu cầu xét xử vụ án theo yêu cầu của Chánh án Tòa án nhân dân;
- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác của Đoàn Hội thẩm nhân dân;
- Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của Hội thẩm nhân dân về các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Hội thẩm và đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?