Nội dung Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2023-2025?

Cho tôi hỏi về Nội dung Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2023-2025? Câu hỏi của anh Thảo đến từ Bình Dương

Nội dung Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2023-2025?

Ngày 28/04/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 458/QĐ-TTg năm 2023 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2023-2025.

Căn cứ khoản 5 Điều 2 Quyết định 458/QĐ-TTg năm 2023, nội dung Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2023-2025 gồm:

Về vay, trả nợ của Chính phủ

- Tổng mức vay của Chính phủ giai đoạn 2023-2025 tối đa khoảng 1.873 nghìn tỷ đồng, trong đó vay cho ngân sách trung ương khoảng 1.813 nghìn tỷ đồng, vay về cho vay lại khoảng 59 nghìn tỷ đồng.

- Tổng trả nợ của Chính phủ giai đoạn 2023-2025 tối đa khoảng 1.098 nghìn tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp khoảng 967 nghìn tỷ đồng, trả nợ vay lại khoảng 131 nghìn tỷ đồng.

- Chủ động bố trí nguồn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế của Chính phủ.

Về bảo lãnh Chính phủ

- Mức bảo lãnh Chính phủ đảm bảo tốc độ tăng dư nợ Chính phủ bảo lãnh không vượt quá tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội của năm trước và trong hạn mức bảo lãnh Chính phủ giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội phê duyệt.

- Đối với bảo lãnh cho 02 ngân hàng chính sách phát hành trái phiếu:

+ Mức bảo lãnh cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2023-2025 tối đa là 11.037 tỷ đồng, bằng nghĩa vụ trả nợ gốc trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đến hạn trong giai đoạn 2023-2025;

+ Mức bảo lãnh cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn 2023-2025 tối đa là 27.851 tỷ đồng, bằng nghĩa vụ trả nợ gốc trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đến hạn trong giai đoạn 2023-2025 (tối đa 8.451 tỷ đồng) cộng hạn mức bảo lãnh phát hành để thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi tại Nghị quyết 43/2022/QH15 (tối đa 19.400 tỷ đồng).

+ Mức bảo lãnh cho Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2023-2025 nêu trên chưa bao gồm mức bảo lãnh phát hành để thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi quy định tại Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội chưa sử dụng hết trong năm 2022 được chuyển sang năm 2023 theo Quyết định 448/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quán triệt mục tiêu kiểm soát chặt chẽ cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay trong phạm vi hạn mức bảo lãnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Về vay, trả nợ của chính quyền địa phương:

Khống chế hạn mức bội chi và nợ của chính quyền địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước 2015, theo đó bội chi ngân sách địa phương hàng năm giai đoạn 2023-2025 khoảng 0,3% GDP.

Nội dung Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2023-2025?

Nội dung Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2023-2025? (Hình từ Internet)

Kinh phí triển khai thực hiện Chương trình quản lý nợ công 03 năm 2023-2025 lấy từ những nguồn nào?

Khoản 7 Điều 2 Quyết định 458/QĐ-TTg năm 2023 quy định về kinh phí triển khai thực hiện Chương trình quản lý nợ công 03 năm 2023-2025 như sau:

Kinh phí triển khai thực hiện Chương trình quản lý nợ công 03 năm 2023-2025 lấy từ:
a) Nguồn kinh phí triển khai chương trình, nhiệm vụ được bố trí từ ngân sách nhà nước, huy động từ các nguồn vốn tài trợ nước ngoài và nguồn phí được sử dụng từ phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh theo quy định của Luật Quản lý nợ công năm 2017, Nghị định số 91/2018/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, Nghị định số 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công, Quyết định số 05/2016/QĐ-TTg ngày 5 tháng 2 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý sử dụng phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh tại Bộ Tài chính giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 11/2021/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc kéo dài thời gian thực hiện cơ chế tài chính đặc thù của một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.
b) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp, cân đối vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm để triển khai thực hiện Chương trình.
...

Theo quy định nêu trên, kinh phí triển khai thực hiện Chương trình quản lý nợ công 03 năm 2023-2025 lấy từ các nguồn như sau:

- Nguồn kinh phí triển khai chương trình, nhiệm vụ được bố trí từ ngân sách nhà nước, huy động từ các nguồn vốn tài trợ nước ngoài và nguồn phí được sử dụng từ phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh theo quy định của:

+ Luật Quản lý nợ công 2017,

+ Nghị định 91/2018/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ,

+ Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công,

+ Quyết định 05/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý sử dụng phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh tại Bộ Tài chính giai đoạn 2016-2020

+ Quyết định 11/2021/QĐ-TTg về việc kéo dài thời gian thực hiện cơ chế tài chính đặc thù của một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp, cân đối vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm để triển khai thực hiện Chương trình.

Mục tiêu của Chương trình quản lý nợ công 03 năm 2023-2025 là gì?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định 458/QĐ-TTg năm 2023, mục tiêu của Chương trình quản lý nợ công 03 năm 2023-2025 gồm:

- Đảm bảo nguồn để trả nợ đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ công, không ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm quốc gia; tiếp tục thực hiện tái cơ cấu danh mục nợ trái phiếu Chính phủ.

- Đảm bảo nhiệm vụ huy động vốn vay thông qua đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức vay trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội với mức độ chi phí - rủi ro phù hợp.

- Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ trong mức trần, ngưỡng cảnh báo được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước; tận dụng tối đa nguồn vốn nước ngoài có mức ưu đãi cao như các nguồn tín dụng hỗ trợ phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19, hỗ trợ phòng chống biến đổi khí hậu.

Trân trọng!

Quản lý nợ công
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quản lý nợ công
Hỏi đáp pháp luật
Gia hạn nợ được hiểu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2023-2025?
Hỏi đáp pháp luật
Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đối với công cụ nợ là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Công cụ nợ là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Lãi suất danh nghĩa của công cụ nợ là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Hoán đổi công cụ nợ là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Lãi suất mua lại công cụ nợ là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về mục tiêu quản lý rủi ro và nguyên tắc xử lý rủi ro đối với nợ công như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về quản lý việc huy động vốn vay trong nghiệp vụ quản lý nợ công là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quản lý nợ công
Trần Thúy Nhàn
1,559 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào