Xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi phù hợp với Hiệp định về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc?
- Xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) phù hợp Hiệp định về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc?
- Mục đích của Kế hoạch thực hiện Hiệp định về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc?
- Việc thực hiện Kế hoạch thực hiện Hiệp định về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc phải đáp ứng yêu cầu gì?
Xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) phù hợp Hiệp định về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc?
Ngày 25/04/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 436/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam - Hàn Quốc.
Theo đó, kế hoạch xác định nhiệm vụ xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) theo phân công của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 799/QĐ-TTg năm 2022 nhằm thực hiện công tác xây dựng pháp luật, thể chế phù hợp với Hiệp định.
- Thời gian thực hiện: năm 2022 - 2024.
- Luật sửa đổi được trình Chính phủ trước ngày 10 tháng 6 năm 2023.
Ngoài ra, tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để chủ động thực hiện hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với Hiệp định.
Trao đổi, ký kết Thỏa thuận hành chính
- Phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phía Hàn Quốc để thống nhất Thỏa thuận hành chính nhằm mục đích đưa ra những giải pháp cần thiết cho việc thực hiện Hiệp định theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Hiệp định. Thời điểm có hiệu lực của Thỏa thuận hành chính đồng thời với thời điểm Hiệp định có hiệu lực.
- Thời gian thực hiện: năm 2023.
- Cơ quan chịu trách nhiệm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì ký kết Thỏa thuận hành chính với Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc trên cơ sở sự trao đổi, thống nhất giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Cơ quan Hưu trí Quốc gia Hàn Quốc.
Ngoài ra, nhằm thực hiện Kế hoạch thực hiện Hiệp định về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam - Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ xác định các nhiệm vụ cần thực hiện còn có:
Tổ chức thực hiện Hiệp định
- Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung đã được hai bên ký kết tại Hiệp định và Thỏa thuận hành chính;
- Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội để quản lý tốt đối tượng người lao động Hàn Quốc vào làm việc tại Việt Nam cũng như người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc thuộc đối tượng áp dụng pháp luật bảo hiểm xã hội của hai nước; đảm bảo điều kiện kỹ thuật phục vụ kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa hai bên;
- Đào tạo, bồi dưỡng, bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu công việc.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm, cho đến khi Hiệp định và Thỏa thuận hành chính chấm dứt hiệu lực.
- Cơ quan chịu trách nhiệm: Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Thông tin, tuyên truyền, phổ biến về nội dung Hiệp định và việc tổ chức thực hiện Hiệp định
- Hằng năm, cho đến khi Hiệp định và Thỏa thuận hành chính chấm dứt hiệu lực, tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến về nội dung của Hiệp định và việc triển khai thực hiện Hiệp định.
Ưu tiên các đối tượng là người lao động Hàn Quốc và người sử dụng lao động có sử dụng người lao động Hàn Quốc tại Việt Nam; người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc, các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc;
Các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Hàn Quốc, cơ quan đại diện ngoại giao Hàn Quốc tại Việt Nam, cơ quan cấp giấy phép lao động và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam,...
Xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi phù hợp với Hiệp định về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc? (Hình từ Internet)
Mục đích của Kế hoạch thực hiện Hiệp định về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc?
Tiểu mục 1 Mục I Kế hoạch thực hiện hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc về bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-TTg năm 2023 quy định về mục đích của kế hoạch thực hiện Hiệp định về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc như sau:
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Thực hiện có hiệu quả các quy định của Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc về bảo hiểm xã hội (sau đây gọi là Hiệp định) phù hợp với các nguyên tắc của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; hoàn thiện và tăng cường năng lực của các thiết chế thực thi, cơ chế phối hợp; giám sát và xác định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan;
- Trong quá trình triển khai Hiệp định, đảm bảo hai bên thực hiện đầy đủ, đúng cam kết, trách nhiệm và nghĩa vụ, đảm bảo quyền lợi của người lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của Hiệp định.
- Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho các cơ quan, tổ chức liên quan, quyết định biện pháp chỉ đạo, điều hành và các biện pháp khác để triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả Hiệp định.
...
Theo quy định nêu trên, mục đích của Kế hoạch thực hiện Hiệp định về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc gồm:
- Thực hiện có hiệu quả các quy định của Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc về bảo hiểm xã hội (sau đây gọi là Hiệp định) phù hợp với các nguyên tắc của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam;
- Hoàn thiện và tăng cường năng lực của các thiết chế thực thi, cơ chế phối hợp;
- Giám sát và xác định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan;
- Trong quá trình triển khai Hiệp định, đảm bảo hai bên thực hiện đầy đủ, đúng cam kết, trách nhiệm và nghĩa vụ, đảm bảo quyền lợi của người lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của Hiệp định.
- Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho các cơ quan, tổ chức liên quan, quyết định biện pháp chỉ đạo, điều hành và các biện pháp khác để triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả Hiệp định.
Việc thực hiện Kế hoạch thực hiện Hiệp định về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc phải đáp ứng yêu cầu gì?
Theo quy định tại Tiểu mục 1 Mục I Kế hoạch thực hiện hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc về bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-TTg năm 2023, việc thực hiện Kế hoạch thực hiện Hiệp định về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc phải đáp ứng các yêu cầu như:
- Phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Các bộ, ngành được giao chủ trì hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch và tổ chức triển khai đúng tiến độ, bảo đảm hiệu quả;
- Bảo đảm quan hệ chặt chẽ và phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, kịp thời giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch.
- Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện Hiệp định và pháp luật có liên quan phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và kịp thời.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Dự kiến Nghị quyết của HĐND xã, Quyết định của UBND xã không còn là văn bản quy phạm pháp luật?
- Những người nào có thể đăng ký thường trú cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp?