Có cần phải đào tạo bổ sung để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với bác sĩ có bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp không?
- Có cần phải đào tạo bổ sung để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với bác sĩ có bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp không?
- Có phải kiểm tra đầu vào đối với người có nhu cầu đào tạo bổ sung để đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không?
- Thời gian đào tạo bổ sung đối với ngành Y khoa là bao lâu?
- Người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được xác định ngành đào tạo bổ sung Y khoa như thế nào?
Có cần phải đào tạo bổ sung để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với bác sĩ có bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp không?
Căn cứ tại Điều 1 Thông tư 42/2018/TT-BYT có quy định về đào tạo bổ sung đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về cơ sở, đối tượng, nội dung, thời gian đào tạo bổ sung và cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung để được coi là tương đương với văn bằng bác sỹ và được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với chức danh là bác sỹ theo ngành đào tạo đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp.
Tại Điều 3 Thông tư 42/2018/TT-BYT có quy định những đối tượng đào tạo bổ sung để đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
Đối tượng đào tạo bổ sung
Công dân Việt Nam có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp và được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương trình độ đại học có nhu cầu đào tạo bổ sung để thực hành tại bệnh viện và đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với bác sĩ có bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp thì phải đáp ứng điều kiện về thời gian đào tạo bổ sung và được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung.
Có phải kiểm tra đầu vào đối với người có nhu cầu đào tạo bổ sung để đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 42/2018/TT-BYT có quy định về kiểm tra đầu vào như sau:
Kiểm tra đầu vào
1. Người có nhu cầu đào tạo bổ sung phải thực hiện 2 (hai) bài kiểm tra về kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành/chuyên ngành; mỗi bài phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng từ 5 (năm) điểm trở lên theo thang điểm 10 mới được xét tuyển.
2. Hình thức: trắc nghiệm 90 phút hoặc tự luận 120 phút.
3. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định về hình thức, nội dung bài kiểm tra và thông báo công khai trước 45 ngày, kể từ khi nhận hồ sơ đăng ký đào tạo bổ sung.
Như vậy, những người có bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp có nhu cầu đào tạo bổ sung để đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện kiểm tra đầu vào với 2 (hai) bài kiểm tra. Cụ thể:
- Bài kiểm tra về kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành/chuyên ngành theo hình thức trắc nghiệm 90 phút hoặc tự luận 120 phút
- Mỗi bài phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng từ 5 (năm) điểm trở lên theo thang điểm 10 mới được xét tuyển.
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với bác sĩ có bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp? (Hình từ Internet)
Thời gian đào tạo bổ sung đối với ngành Y khoa là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 42/2018/TT-BYT có quy định về thời gian đào tạo bổ sung như sau:
Khối lượng kiến thức, thời gian và nội dung đào tạo bổ sung
1. Đối với ngành Y khoa:
Khối lượng kiến thức tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung là 48 tín chỉ tương ứng với 18 tháng học tập trung, trong đó:
a) Khối lượng kiến thức chuyên ngành thuộc lĩnh vực Nội, Ngoại, Sản, Nhi: 32 tín chỉ;
b) Khối lượng kiến thức chuyên khoa hệ nội: 05 tín chỉ;
c) Khối lượng kiến thức chuyên khoa hệ ngoại: 05 tín chỉ;
d) Khối lượng kiến thức y học dự phòng và y tế công cộng: 06 tín chỉ.
...
Như vậy, thời gian đào tạo bổ sung đối với ngành Y khoa là 18 tháng học tập với 48 tín chỉ.
Người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được xác định ngành đào tạo bổ sung Y khoa như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 42/2018/TT-BYT có quy định về xác định ngành đào tạo bổ sung như sau:
Xác định ngành đào tạo bổ sung
1. Người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được xác định ngành đào tạo bổ sung như sau:
a) Ngành Y khoa đối với người đã hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp trong đó có tổng khối lượng kiến thức thuộc các môn học/học phần chuyên ngành về lĩnh vực Nội, Ngoại, Sản, Nhi và chuyên khoa hệ Nội, hệ Ngoại chiếm trên 35% tổng khối lượng kiến thức của chương trình đào tạo.
...
Như vậy, người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được xác định ngành đào tạo bổ sung Y khoa khi đã hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp.
Trong đó, có tổng khối lượng kiến thức thuộc các môn học/học phần chuyên ngành về lĩnh vực Nội, Ngoại, Sản, Nhi và chuyên khoa hệ Nội, hệ Ngoại chiếm trên 35% tổng khối lượng kiến thức của chương trình đào tạo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?