Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện là gì?
Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 235/QĐ-TTg năm 2008 có quy định về nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện như sau:
Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện có các nhiệm vụ sau:
1. Lập kế hoạch và chỉ đạo triển khai công tác vận động hiến máu tình nguyện để bảo đảm máu cho nhu cầu điều trị, cứu chữa người bệnh trên toàn quốc.
2. Đề xuất, tham gia xây dựng các chính sách về vận động hiến máu tình nguyện.
3. Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân tham gia hiến máu tình nguyện; tổ chức các hoạt động cấp quốc gia và khu vực về vận động hiến máu tình nguyện; tổng kết, đánh giá, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật thông tin về hiến máu tình nguyện.
4. Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của công tác vận động hiến máu tình nguyện trên toàn quốc.
5. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đối với cá nhân, tổ chức có thành tích trong công tác vận động hiến máu tình nguyện; tôn vinh những người hiến máu tình nguyện.
Như vậy, Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện có các nhiệm vụ sau:
- Lập kế hoạch và chỉ đạo triển khai công tác vận động hiến máu tình nguyện để bảo đảm máu cho nhu cầu điều trị, cứu chữa người bệnh trên toàn quốc.
- Đề xuất, tham gia xây dựng các chính sách về vận động hiến máu tình nguyện.
- Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân tham gia hiến máu tình nguyện; tổ chức các hoạt động cấp quốc gia và khu vực về vận động hiến máu tình nguyện
- Tổng kết, đánh giá, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật thông tin về hiến máu tình nguyện.
- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của công tác vận động hiến máu tình nguyện trên toàn quốc.
- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đối với cá nhân, tổ chức có thành tích trong công tác vận động hiến máu tình nguyện; tôn vinh những người hiến máu tình nguyện.
Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện là gì? (Hình từ Internet)
Các thành viên của Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện làm việc theo chế độ gì?
Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 235/QĐ-TTg năm 2008 có quy định về chế độ làm việc của các thành viên của Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện như sau:
Các thành viên của Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Trưởng Ban Chỉ đạo quy định chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo và nhiệm vụ của từng thành viên.
Và theo Điều 1 Quyết định 235/QĐ-TTg năm 2008 có quy định về các thành viên của Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện bao gồm:
- Trưởng ban
- Các Phó Trưởng ban:
- Các thành viên:
+ Đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng;
+ Đại diện lãnh đạo Bộ Công an;
+ Đại diện lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;.
+ Đại diện lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông;
+ Đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính;
+ Đại diện lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
+ Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương;
+ Đại diện lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Đại diện lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
+ Đại diện lãnh đạo Hội sinh viên Việt Nam;
+ Đại diện lãnh đạo Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam;
+ Đại diện Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Bộ Y tế;
+ Đại diện Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế;
+ Trưởng Ban Tuyên truyền vận động hiến máu nhân đạo - Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Như vậy, các thành viên của Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Trưởng Ban Chỉ đạo quy định chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo và nhiệm vụ của từng thành viên.
Trách nhiệm của Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Tiểu mục 3 Mục II Quy định việc cấp, quản lý và sử dụng giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện ban hành kèm theo Quyết định 1995/2004/QĐ-BYT có quy định về trách nhiệm của Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
3. Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Quản lý số lượng Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện và danh sách người hiến máu đã được cấp Giấy chứng nhận, đồng thời gửi danh sách người đã hiến máu, số lượng máu đã hiến tương ứng với số serie của Giấy chứng nhận đã cấp về Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương để quản lý thống nhất toàn quốc.
Như vậy, ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
- Quản lý số lượng Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện và danh sách người hiến máu đã được cấp Giấy chứng nhận
- Đồng thời gửi danh sách người đã hiến máu, số lượng máu đã hiến tương ứng với số serie của Giấy chứng nhận đã cấp về Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương để quản lý thống nhất toàn quốc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hiến máu tình nguyện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?