Cơ cấu tổ chức của Cục giám sát quản lý về hải quan như thế nào?
Cục giám sát quản lý về hải quan thực hiện những nhiệm vụ gì?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Quyết định 1385/QĐ-BTC năm 2016, các nhiệm vụ của Cục giám sát quản lý về hải quan gồm:
- Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:
+ Văn bản quy phạm pháp luật quy định về nghiệp vụ giám quản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
+ Các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về nghiệp vụ giám quản; đề án hiện đại hóa quy trình thủ tục hải quan, trang thiết bị, phương tiện phục vụ kiểm tra, giám sát hải quan;
+ Chương trình, kế hoạch để triển khai các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Xác định, chuẩn hóa mã số hàng hóa thuộc các Danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
+ Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quy định khác liên quan đến nghiệp vụ giám quản;
+ Quyết định ban hành mẫu ấn chỉ có liên quan đến thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
+ Quyết định thành lập, chấm dứt, di chuyển, mở rộng, thu hẹp, chuyển quyền sở hữu hoặc đổi tên chủ sở hữu: địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, kho hàng không kéo dài và địa điểm khác theo quy định pháp luật;
+ Đề xuất giải quyết các vướng mắc có liên quan đến nghiệp vụ giám quản vượt quá thẩm quyền quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
- Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét, quyết định:
+ Quy chế, quy trình nghiệp vụ về thủ tục hải quan và kiểm tra, giám sát hải quan;
+ Kiểm tra và xác định xuất xứ hàng hóa, thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và nhãn mác hàng hóa; hướng dẫn trả lời vướng mắc thuộc lĩnh vực nghiệp vụ giám quản thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
+ Kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến lĩnh vực nghiệp vụ giám quản thuộc thẩm quyền của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố liên quan;
+ Quyết định thành lập, chấm dứt, di chuyển, mở rộng, thu hẹp, chuyển quyền sở hữu hoặc đổi tên chủ sở hữu:
++ Kho ngoại quan; kho bảo thuế;
++ Địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung;
++ Địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS);
++ Địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới; đại lý làm thủ tục hải quan;
++ Địa điểm chuyển phát nhanh, địa điểm kiểm tra hải quan khác theo quy định pháp luật.
- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Cục Hải quan tỉnh, thành phố triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy trình thuộc lĩnh vực nghiệp vụ giám quản theo quy định.
- Giải quyết các vướng mắc của cơ quan hải quan các cấp, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong phạm vi lĩnh vực nghiệp vụ giám quản theo quy định của pháp luật.
- Tham gia đàm phán các Hiệp định thương mại biên giới, Hiệp định quản lý biên giới, Hiệp định thương mại tự do; chủ trì triển khai thực hiện các cam kết quốc tế về thủ tục hải quan theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Xây dựng yêu cầu nghiệp vụ của hệ thống thông quan điện tử và các hệ thống kiểm tra, giám sát, quản lý về hải quan; nghiệm thu về mặt nghiệp vụ các hệ thống trước khi đưa vào vận hành.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động của các đại lý làm thủ tục hải quan, các doanh nghiệp kinh doanh địa điểm, kho, bãi, dịch vụ giao nhận có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện đầu tư, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Cục và nghiệp vụ kiểm tra, giám sát, quản lý của ngành hải quan.
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, các quy trình, quy chế nghiệp vụ trong lĩnh vực được phân công quản lý.
- Tổ chức thực hiện các công việc về cải cách, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực nghiệp vụ giám quản theo quy định của pháp luật và phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực được phân công theo quy định của pháp luật.
- Tham gia xây dựng chương trình, giáo trình và giảng dạy nghiệp vụ thuộc lĩnh vực nghiệp vụ giám quản.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện chính sách pháp luật hải quan liên quan đến lĩnh vực nghiệp vụ giám quản.
- Quản lý công chức và tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Tài chính.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao và theo quy định của pháp luật.
Cục giám sát quản lý về hải quan thực hiện những nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Cục giám sát quản lý về hải quan như thế nào?
Điều 3 Quyết định 1385/QĐ-BTC năm 2016 quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Giám sát quản lý về hải quan như sau:
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Cục Giám sát quản lý về hải quan có các phòng:
1. Phòng Tổng hợp.
2. Phòng Giám sát, quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu (Phòng Giám quản 1).
3. Phòng Giám sát, quản lý hàng hóa đầu tư, gia công và sản xuất xuất khẩu (Phòng Giám quản 2).
4. Phòng Giám sát, quản lý hàng hóa khác (Phòng Giám quản 3).
5. Phòng Giám sát, quản lý xuất xứ hàng hóa và sở hữu trí tuệ (Phòng Giám quản 4).
6. Phòng Giám sát, quản lý địa điểm và phương tiện xuất nhập cảnh (Phòng Giám quản 5).
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định.
Biên chế của Cục Giám sát quản lý về hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong tổng số biên chế được giao.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Cục Giám sát quản lý về hải quan gồm 6 phòng là:
- Phòng Tổng hợp.
- Phòng Giám sát, quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu (Phòng Giám quản 1).
- Phòng Giám sát, quản lý hàng hóa đầu tư, gia công và sản xuất xuất khẩu (Phòng Giám quản 2).
- Phòng Giám sát, quản lý hàng hóa khác (Phòng Giám quản 3).
- Phòng Giám sát, quản lý xuất xứ hàng hóa và sở hữu trí tuệ (Phòng Giám quản 4).
- Phòng Giám sát, quản lý địa điểm và phương tiện xuất nhập cảnh (Phòng Giám quản 5).
Lãnh đạo của Cục Giám sát quản lý về hải quan bao gồm những thành phần nào?
Điều 4 Quyết định 1385/QĐ-BTC năm 2016 quy định về lãnh đạo của Cục Giám sát quản lý về hải quan quy định như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Cục Giám sát quản lý về hải quan có Cục trưởng và một số Phó cục trưởng theo quy định.
Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cục trưởng, Phó cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Cục Giám sát quản lý về hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
Theo đó, lãnh đạo của Cục Giám sát quản lý về hải quan gồm Cục trưởng và một số Phó cục trưởng.
Cục trưởng sẽ chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?