Phương án chữa cháy của cơ sở phải được phê duyệt lại trong trường hợp nào?

Cho anh hỏi phương án chữa cháy của cơ sở phải được phê duyệt lại trong trường hợp nào? Câu hỏi của anh Khuyến (Nam Định)

Phương án chữa cháy của cơ sở phải được phê duyệt lại trong trường hợp nào?

Tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định về phương án chữa cháy như sau:

Phương án chữa cháy
1. Các loại phương án chữa cháy:
a) Phương án chữa cháy của cơ sở (Mẫu số PC 17);
b) Phương án chữa cháy của cơ quan Công an (Mẫu số PC 18).
2. Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau:
a) Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy;
b) Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau;
c) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy;
d) Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời và được cấp có thẩm quyền phê duyệt lại khi có những thay đổi lớn về quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.
......

Như vậy, phương án chữa cháy của cơ sở phải được phê duyệt lại trong trường hợp phương án chữa cháy của cơ sở được bổ sung, chỉnh lý khi có những thay đổi lớn về quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.

Phương án chữa cháy của cơ sở phải được phê duyệt lại trong trường hợp nào?

Phương án chữa cháy của cơ sở phải được phê duyệt lại trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Ai có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở?

Tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định về phương án chữa cháy như sau:

Phương án chữa cháy
....
3. Trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy và phối hợp xây dựng phương án chữa cháy:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở đối với khu dân cư, cơ sở, phương tiện sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ trong phạm vi quản lý (Mẫu số PC 17);
b) Trưởng Công an cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số PC 18);
c) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở còn lại thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, phương án chữa cháy cần huy động lực lượng Công an, Quân đội, cơ quan, tổ chức đóng ở địa phương và lực lượng Công an của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Mẫu số PC18).
Khi xây dựng phương án chữa cháy, cơ quan Công an phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao về thời gian xây dựng phương án và những yêu cầu cần thiết cho việc xây dựng phương án.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao, người đứng đầu cơ sở quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này có trách nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết liên quan tới việc xây dựng phương án chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan Công an, bố trí người tham gia và bảo đảm các điều kiện phục vụ xây dựng phương án chữa cháy.

Như vậy, người đứng đầu cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở đối cơ cơ sở của mình.

Mẫu phương án chữa cháy của cơ sở mới nhất?

Hiện nay mẫu phương án chữa cháy của cơ sở là mẫu PC 17 quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:

Tải về mẫu phương án chữa cháy của cơ sở: Tải về

Trân trọng!

Phòng cháy chữa cháy
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng cháy chữa cháy
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hồ sơ phòng cháy chữa cháy hộ kinh doanh cá thể năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy gây chết người bị phạt tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy nổ?
Hỏi đáp Pháp luật
Khách sạn không niêm yết nội quy phòng cháy chữa cháy bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phương án phòng cháy chữa cháy mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tra cứu thông tin kiểm định phòng cháy chữa cháy năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc kiểm tra phòng cháy chữa cháy gồm những nội dung nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp phải thực hiện thực tập phương án chữa cháy tối đa bao nhiêu lần một năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng cháy chữa cháy
2,231 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phòng cháy chữa cháy
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào