Phương án chữa cháy của cơ sở phải được phê duyệt lại trong trường hợp nào?

Cho anh hỏi phương án chữa cháy của cơ sở phải được phê duyệt lại trong trường hợp nào? Câu hỏi của anh Khuyến (Nam Định)

Phương án chữa cháy của cơ sở phải được phê duyệt lại trong trường hợp nào?

Tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định về phương án chữa cháy như sau:

Phương án chữa cháy
1. Các loại phương án chữa cháy:
a) Phương án chữa cháy của cơ sở (Mẫu số PC 17);
b) Phương án chữa cháy của cơ quan Công an (Mẫu số PC 18).
2. Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau:
a) Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy;
b) Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau;
c) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy;
d) Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời và được cấp có thẩm quyền phê duyệt lại khi có những thay đổi lớn về quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.
......

Như vậy, phương án chữa cháy của cơ sở phải được phê duyệt lại trong trường hợp phương án chữa cháy của cơ sở được bổ sung, chỉnh lý khi có những thay đổi lớn về quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.

Phương án chữa cháy của cơ sở phải được phê duyệt lại trong trường hợp nào?

Phương án chữa cháy của cơ sở phải được phê duyệt lại trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Ai có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở?

Tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định về phương án chữa cháy như sau:

Phương án chữa cháy
....
3. Trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy và phối hợp xây dựng phương án chữa cháy:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở đối với khu dân cư, cơ sở, phương tiện sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ trong phạm vi quản lý (Mẫu số PC 17);
b) Trưởng Công an cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số PC 18);
c) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở còn lại thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, phương án chữa cháy cần huy động lực lượng Công an, Quân đội, cơ quan, tổ chức đóng ở địa phương và lực lượng Công an của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Mẫu số PC18).
Khi xây dựng phương án chữa cháy, cơ quan Công an phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao về thời gian xây dựng phương án và những yêu cầu cần thiết cho việc xây dựng phương án.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao, người đứng đầu cơ sở quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này có trách nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết liên quan tới việc xây dựng phương án chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan Công an, bố trí người tham gia và bảo đảm các điều kiện phục vụ xây dựng phương án chữa cháy.

Như vậy, người đứng đầu cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở đối cơ cơ sở của mình.

Mẫu phương án chữa cháy của cơ sở mới nhất?

Hiện nay mẫu phương án chữa cháy của cơ sở là mẫu PC 17 quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:

Tải về mẫu phương án chữa cháy của cơ sở: Tải về

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng cháy chữa cháy
6,430 lượt xem
Phòng cháy chữa cháy
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng cháy chữa cháy
Hỏi đáp Pháp luật
Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương tiện bảo vệ cá nhân cho người chữa cháy - Ủng chữa cháy - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12367:2018?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về PCCC đối với nhà ở kết hợp kinh doanh từ ngày 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
05 việc cần làm trước khi khám nghiệm hiện trường vụ cháy trong CAND từ 15/2/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Báo cáo đề xuất giải quyết vụ cháy theo Thông tư 88 từ 15 01 2025? Hướng dẫn lập Báo cáo đề xuất giải quyết vụ cháy?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản vụ cháy theo Thông tư 88 từ 15/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản xác định sơ bộ thiệt hại về người, tài sản và đơn vị chủ trì xác minh, giải quyết vụ cháy từ 15/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ từ 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 88/2024/TT-BCA quy định về phân công trách nhiệm, quan hệ phối hợp, quy trình xác minh, giải quyết vụ cháy?
Hỏi đáp Pháp luật
11 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ từ ngày 1/7/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng cháy chữa cháy có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào