Trẻ dưới 5 tuổi mắc COVID19 quản lý tại nhà phải thông báo ngay cho cơ sở quản lý khi có những dấu hiệu nào?
Trẻ dưới 5 tuổi mắc COVID19 quản lý tại nhà phải thông báo ngay cho cơ sở quản lý khi có những dấu hiệu nào?
Căn cứ tại tiết 5.1.1 Tiểu mục 5.1 Mục 5 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 604/QĐ-BYT năm 2022 có quy định về theo dõi sức khỏe người mắc COVID19 như sau:
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TẠI NHÀ
5.1. Theo dõi sức khỏe người mắc COVID-19
5.1.1. Trẻ dưới 5 tuổi
a) Theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, bú/ăn, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), mầu sắc da, niêm mạc, rối loạn tiêu hóa.
b) Dấu hiệu bất thường: Phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay cho cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà: trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được khám bệnh, xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời hoặc đưa trẻ mắc COVID-19 đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.
(1) Tinh thần: trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật.
(2) Sốt cao liên tục > 39oC và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt + chườm/lau người bằng nước ấm. Hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ.
(3) Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi:
- Trẻ < 2 tháng khi thở ≥ 60 lần/phút;
- Trẻ từ 2 tháng đến < 12 tháng khi thở ≥ 50 lần/phút;
- Trẻ từ 12 tháng đến < 5 tuổi khi thở ≥ 40 lần/phút.
(4) Trẻ thở bất thường: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn…
(5) SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2)
(6) Tím tái
(7) Mất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít…
(8) Nôn mọi thứ
(9) Trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được
(10) Trẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng…
(11) Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần khám, chữa bệnh.
...
Như vậy, trẻ dưới 5 tuổi mắc COVID19 quản lý tại nhà phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay cho cơ sở quản lý người mắc COVID19 tại nhà:
- Tinh thần: trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật.
- Sốt cao liên tục > 39oC và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt + chườm/lau người bằng nước ấm. Hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ.
- Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi:
+ Trẻ < 2 tháng khi thở ≥ 60 lần/phút;
+ Trẻ từ 2 tháng đến < 12 tháng khi thở ≥ 50 lần/phút;
+ Trẻ từ 12 tháng đến < 5 tuổi khi thở ≥ 40 lần/phút.
- Trẻ thở bất thường: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn…
- SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2)
- Tím tái
- Mất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít…
- Nôn mọi thứ
- Trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được
- Trẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng…
- Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần khám, chữa bệnh.
Trẻ dưới 5 tuổi mắc COVID19 quản lý tại nhà phải thông báo ngay cho cơ sở quản lý khi có những dấu hiệu nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn liều lượng thuốc Paracetamol cho trẻ em theo tuổi như thế nào?
Căn cứ tại Phụ lục 02 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 604/QĐ-BYT năm 2022 có quy định về hướng dẫn liều lượng thuốc Paracetamol cho trẻ em theo tuổi như sau:
Theo đó, hướng dẫn ều lượng thuốc Paracetamol cho trẻ em theo tuổi như ảnh trên chỉ dùng khi không biết cân nặng - tối ưu nhất là tính liều theo cân nặng của trẻ.
Người trên 16 tuổi tuổi mắc COVID19 quản lý tại nhà phải thông báo ngay cho cơ sở quản lý khi có những dấu hiệu nào?
Căn cứ tại tiết 5.1.3 Tiểu mục 5.1 Mục 5 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 604/QĐ-BYT năm 2022 đính chính bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 616/QĐ-BYT năm 2022 có quy định về theo dõi sức khỏe người mắc COVID19 như sau:
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TẠI NHÀ
5.1. Theo dõi sức khỏe người mắc COVID-19
...
5.1.3. Người trên 16 tuổi
...
b) Dấu hiệu bất thường: Phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay với cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà/cơ sở lưu trú: trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được khám bệnh, xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời hoặc đưa người mắc COVID-19 đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.
(1) Khó thở, thở hụt hơi.
(2) Nhịp thở ≥ 20 lần/phút.
(3) SpO2 ≤ 96%.
(4) Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút.
(5) Huyết áp thấp: huyết áp tâm thu < 90 mmHg, huyết áp tâm trương < 60 mmHg (nếu có thể đo).
(6) Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
(7) Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
(8) Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, co giật.
(9) Không thể ăn uống do nôn nhiều.
(10) Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc COVID-19 mà thấy cần khám, chữa bệnh.
Như vậy, người trên 16 tuổi mắc COVID19 quản lý tại nhà phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay cho cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà:
- Khó thở, thở hụt hơi.
- Nhịp thở ≥ 20 lần/phút.
- SpO2 ≤ 96%.
- Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút.
- Huyết áp thấp: huyết áp tâm thu < 90 mmHg, huyết áp tâm trương < 60 mmHg (nếu có thể đo).
- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
- Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
- Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, co giật.
- Không thể ăn uống do nôn nhiều.
- Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc COVID19 mà thấy cần khám, chữa bệnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?