Dự kiến: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thuộc đối tượng được cảnh vệ?
Dự kiến: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thuộc đối tượng được cảnh vệ?
Tại điểm b khoản 3 Điều 1 Dự thảo Luật Cảnh vệ sửa đổi có quy định:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ số 13/2017/QH14
...
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 1 như sau:
“e) Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm h khoản 1 như sau:
“h. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ”
Tại điểm h khoản 1 Điều 10 Luật Cảnh vệ 2017 có quy định về đối tượng cảnh vệ như sau:
Đối tượng cảnh vệ
1. Người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm:
a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
b) Chủ tịch nước;
c) Chủ tịch Quốc hội;
d) Thủ tướng Chính phủ;
đ) Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ;
e) Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
g) Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
h) Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ.
...
Theo đó, dự thảo Luật Cảnh vệ sửa đổi đã đề xuất bổ sung Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thuộc đối tượng được cảnh vệ trong nhóm đối tượng giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Ngoài ra, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng thuộc đối tượng được cảnh vệ theo dự thảo lần này.
Dự kiến: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thuộc đối tượng được cảnh vệ? (Hình từ Internet)
Theo dự thảo mới, sẽ áp dụng các biện pháp cảnh vệ nào đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao?
Tại khoản 4 Điều 1 Dự thảo Luật Cảnh vệ sửa đổi có quy định về biện pháp cảnh vệ đối với người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau:
Biện pháp cảnh vệ đối với người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1. Đối với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ
a) Bảo vệ tiếp cận;
b) Vũ trang, tuần tra, canh gác;
c) Kiểm tra an ninh, an toàn đồ dùng, vật phẩm, phương tiện đi;
d) Kiểm nghiệm thức ăn, nước uống trước khi sử dụng;
đ) Bố trí lực lượng đi trước nắm tình hình để triển khai kế hoạch, phương án bảo vệ;
e) Sử dụng khoa học và công nghệ, phương tiện trang thiết bị kỹ thuật hiện đại;
g) Sử dụng thẻ, phù hiệu;
h) Biện pháp khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
2. Đối với nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ
Áp dụng biện pháp cảnh vệ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này.
3. Chế độ cảnh vệ đối với Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
a) Được bố trí sĩ quan bảo vệ tiếp cận;
b) Được bảo vệ nơi ở;
c) Được bảo vệ nơi làm việc;
d) Khi đi công tác trong nước bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong trường hợp cần thiết.
4. Biện pháp cảnh vệ đối với Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ
a) Áp dụng biện pháp cảnh vệ theo quy định tại điểm a, điểm e, điểm g và điểm h khoản 1 Điều này;
b) Bố trí lực lượng đi trước nắm tình hình để triển khai kế hoạch, phương án bảo vệ trong trường hợp cần thiết.
5. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể nội dung, điều kiện, thẩm quyền, trình tự thủ tục và trách nhiệm áp dụng các biện pháp cảnh vệ quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Theo dự thảo Luật Cảnh vệ sửa đổi, biện pháp cảnh vệ được áp dụng đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bao gồm:
- Bảo vệ tiếp cận;
- Sử dụng khoa học và công nghệ, phương tiện trang thiết bị kỹ thuật hiện đại;
- Sử dụng thẻ, phù hiệu;
- Biện pháp khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
- Bố trí lực lượng đi trước nắm tình hình để triển khai kế hoạch, phương án bảo vệ trong trường hợp cần thiết.
Theo dự thảo mới, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được áp dụng chế độ cảnh vệ nào?
Tại khoản 4 Điều 1 Dự thảo Luật Cảnh vệ sửa đổi có quy định về chế độ cảnh vệ đối với người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau:
Chế độ cảnh vệ đối với người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1. Chế độ cảnh vệ đối với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ
a) Được bố trí sĩ quan bảo vệ tiếp cận;
b) Được bảo vệ nơi ở;
c) Được bảo vệ nơi làm việc;
d) Được bảo vệ địa điểm hoạt động;
đ) Được bảo đảm an ninh, an toàn về đồ dùng, vật phẩm, thức ăn, nước uống, phương tiện đi lại;
e) Khi đi công tác bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường; đi bằng tàu hỏa được bố trí toa riêng; đi bằng tàu bay được sử dụng chuyên khoang hoặc chuyên cơ; đi bằng tàu thủy được sử dụng tàu riêng có phương tiện dẫn đường, hộ tống bảo vệ.
2. Chế độ cảnh vệ đối với nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ
a) Được bố trí sĩ quan bảo vệ tiếp cận;
b) Được bảo vệ nơi ở;
3. Chế độ cảnh vệ đối với Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
a) Được bố trí sĩ quan bảo vệ tiếp cận;
b) Được bảo vệ nơi ở;
c) Được bảo vệ nơi làm việc;
d) Khi đi công tác trong nước bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong trường hợp cần thiết.
4. Chế độ cảnh vệ đối với Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ
a) Được bố trí sĩ quan bảo vệ tiếp cận;
b) Khi đi công tác trong nước bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong trường hợp cần thiết.
5. Trường hợp một người hưởng nhiều chế độ cảnh vệ khác nhau thì người đó được hưởng chế độ cảnh vệ ở mức cao nhất.
Theo dự thảo mới, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sẽ được:
- Được bố trí sĩ quan bảo vệ tiếp cận;
- Khi đi công tác trong nước bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong trường hợp cần thiết.
Lưu ý: Dự thảo Luật Cảnh vệ sửa đổi vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến và chưa có hiệu lực thi hành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?