Người mẹ vứt bỏ con mới đẻ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Người mẹ vứt bỏ con mới đẻ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Người mẹ là người Việt Nam vứt bỏ con mới đẻ ở nước ngoài thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam hay không?
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người mẹ phạm tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là bao nhiêu năm?
Người mẹ vứt bỏ con mới đẻ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Tại Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ như sau:
Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Như vậy, nếu người mẹ bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến con của mình chết thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.
Hình phạt đối với hình vi vứt bỏ con mới đẻ dẫn đế đứa trẻ chết là cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Trường hợp người mẹ vứt bỏ con mới đẻ quá 07 ngày tuổi đẫn tới đứa trẻ chết thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khác.
Người mẹ vứt bỏ con mới đẻ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)
Người mẹ là người Việt Nam vứt bỏ con mới đẻ ở nước ngoài thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam hay không?
Tại Điều 6 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.
Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.
2. Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.
Như vậy, người mẹ là công dân Việt Nam có hành vi vứt bỏ con mới đẻ đáp ứng cấu thành tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người mẹ phạm tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là bao nhiêu năm?
Tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Như vậy, do tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ thuộc tội phạm ít nghiêm trọng cho nên thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người mẹ phạm tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là 05 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?