QCVN về chất lượng nước dưới đất (QCVN 09:2023/BTNMT)?
- Giá trị giới hạn tối đa của các thông số chất lượng nước dưới đất theo quy định tại QCVN 09:2023/BTNMT?
- Giải thích một số thuật ngữ sử dụng trong Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước dưới đất tại QCVN 09:2023/BTNMT?
- Việc quan trắc chất lượng nước dưới đất được thực hiện như thế nào?
- Việc khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Giá trị giới hạn tối đa của các thông số chất lượng nước dưới đất theo quy định tại QCVN 09:2023/BTNMT?
Từ 12/09/2023, giá trị giới hạn tối đa của các thông số chất lượng nước dưới đất được thực hiện theo quy định tại Bảng 1 Mục 2 QCVN 09:2023/BTNMT như sau:
Theo đó, giá trị giới hạn tối đa của các thông số chất lượng nước dưới đất được thực hiện theo quy định tại Bảng 1 Mục 2 QCVN 09:2023/BTNMT.
QCVN về chất lượng nước dưới đất (QCVN 09:2023/BTNMT)? (Hình từ Internet)
Giải thích một số thuật ngữ sử dụng trong Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước dưới đất tại QCVN 09:2023/BTNMT?
Tiểu mục 1.3 Mục 1 QCVN 09:2023/BTNMT giải thích một số thuật ngữ sử dụng trong Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước dưới đất như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Nước dưới đất trong Quy chuẩn này là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất.
1.3.2. Thông số cơ bản trong Quy chuẩn này là các thông số được sử dụng để quan trắc định kỳ, liên tục để đánh giá chất lượng nước dưới đất.
1.3.3. Thông số gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người được quy định trong Quy chuẩn này là các thông số có khả năng gây tổn hại tới sức khỏe khi nước dưới đất được con người trực tiếp sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Theo quy định nêu trên, trong QCVN 09:2023/BTNMT có một số thuật ngữ như sau:
- Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất.
- Thông số cơ bản là các thông số được sử dụng để quan trắc định kỳ, liên tục để đánh giá chất lượng nước dưới đất.
- Thông số gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người là các thông số có khả năng gây tổn hại tới sức khỏe khi nước dưới đất được con người trực tiếp sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Việc quan trắc chất lượng nước dưới đất được thực hiện như thế nào?
Mục 4 QCVN 09:2023/BTNMT quy định về việc quan trắc chất lượng nước dưới đất như sau:
QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
4.1. Việc quan trắc chất lượng nước dưới đất và sử dụng kết quả quan trắc để trực tiếp cung cấp, công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng phải được thực hiện bởi các tổ chức đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về năng lực quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.
4.2. Việc quan trắc chất lượng nước dưới đất định kỳ cần căn cứ vào mục tiêu quan trắc để lựa chọn các thông số quan trắc phù hợp.
Theo quy định nêu trên, việc quan trắc chất lượng nước dưới đất được thực hiện định kỳ cần căn cứ vào mục tiêu quan trắc để lựa chọn các thông số quan trắc phù hợp.
Việc quan trắc chất lượng nước dưới đất và sử dụng kết quả quan trắc để trực tiếp cung cấp, công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng phải được thực hiện bởi các tổ chức đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về năng lực quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.
Việc khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Khoản 2 Điều 3 Nghị định 167/2018/NĐ-CP quy đinh về nguyên tắc khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất như sau:
Nguyên tắc khoanh định và áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất
1. Việc khoanh định và áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất phải bảo đảm tuân thủ đúng, đầy đủ các tiêu chí khoanh định và các biện pháp hạn chế cụ thể đối với từng vùng, từng khu vực theo quy định tại các Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Nghị định này.
2. Nguyên tắc khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất:
a) Bảo đảm phù hợp với quy mô, tính chất của các khu vực gây sụt, lún, ô nhiễm, xâm nhập mặn, cạn kiệt nguồn nước dưới đất, đặc điểm của các tầng chứa nước; tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan;
b) Ranh giới vùng hạn chế khai thác nước dưới đất phải thể hiện trên bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất được thành lập trên nền bản đồ hành chính hoặc địa hình có cùng tỷ lệ;
c) Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí khoanh định cụ thể đối với từng vùng, từng khu vực hạn chế theo quy định của Nghị định này, các quy định của pháp luật về tài nguyên nước, pháp luật khác có liên quan và phải bảo đảm công khai, minh bạch. Không mở rộng phạm vi khoanh định các khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất vượt quá phạm vi quy định tại Nghị định này;
d) Thông tin, số liệu sử dụng để làm căn cứ khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
...
Theo quy định nêu trên, việc khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm phù hợp với quy mô, tính chất của các khu vực gây sụt, lún, ô nhiễm, xâm nhập mặn, cạn kiệt nguồn nước dưới đất, đặc điểm của các tầng chứa nước; tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan;
- Ranh giới vùng hạn chế khai thác nước dưới đất phải thể hiện trên bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất được thành lập trên nền bản đồ hành chính hoặc địa hình có cùng tỷ lệ;
- Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí khoanh định cụ thể đối với từng vùng, từng khu vực hạn chế theo quy định của pháp luật và bảo đảm công khai, minh bạch. Không mở rộng phạm vi khoanh định các khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất vượt quá phạm vi quy định;
- Thông tin, số liệu sử dụng để làm căn cứ khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Phụ cấp xét xử đối với Hội thẩm là 900 nghìn đồng/người/ngày từ ngày 01/7/2025?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?