Bộ Tài chính thực hiện những nhiệm vụ gì trong quản lý ngân sách nhà nước?
Bộ Tài chính thực hiện những nhiệm vụ gì trong quản lý ngân sách nhà nước?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 14/2023/NĐ-CP, nhiệm vụ của Bộ Tài chính trong quản lý ngân sách nhà nước gồm:
- Tổng hợp, lập, trình Chính phủ kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia;
- Dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
- Điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương trong trường hợp cần thiết;
- Chủ trì xem xét, đề xuất tổng mức kinh phí chi thường xuyên đối với các chương trình mục tiêu quốc gia trong quá trình xây dựng, trình cấp thẩm quyền;
- Cân đối, bố trí kinh phí chi thường xuyên hằng năm để thực hiện sau khi Chương trình được phê duyệt;
- Chủ trì xem xét, tổng hợp dự toán các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển ngoài phạm vi của Luật Đầu tư công theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản pháp luật có liên quan và phê duyệt của cấp thẩm quyền;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của quốc gia theo quy định của pháp luật;
- Xây dựng, trình Chính phủ phương án bổ sung dự toán số tăng thu của ngân sách nhà nước, phương án phân bổ, sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương và phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước theo quy định;
- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương, nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
- Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, sử dụng quỹ dự trữ tài chính của trung ương và các nguồn dự trữ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định hoặc quy định theo thẩm quyền các định mức phân bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
- Hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm;
- Thông báo số kiểm tra dự toán thu ngân sách, tổng mức và từng lĩnh vực chi thường xuyên ngân sách đối với các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; dự toán chi thường xuyên các chương trình mục tiêu quốc gia cho các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia;
- Tổng số thu ngân sách trên địa bàn và dự toán chi cân đối ngân sách địa phương đối với từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước, điều hành ngân sách trung ương theo thẩm quyền; theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện dự toán ngân sách các cấp;
- Kiểm tra việc phân bổ dự toán ngân sách được giao của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương;
- Hướng dẫn việc quản lý, điều hành ngân sách của các bộ, ngành, địa phương;
- Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các địa phương;
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hạch toán, quyết toán ngân sách nhà nước và định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách theo quy định của pháp luật;
- Thẩm định, tổng hợp quyết toán ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương;
- Tổng hợp quyết toán ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; tổng hợp, trình Chính phủ để trình Quốc hội phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước;
- Chi ứng trước ngân sách trung ương theo thẩm quyền hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
- Thu hồi các khoản chi ứng trước của ngân sách trung ương;
- Chủ trì báo cáo Chính phủ tình hình giải ngân, quyết toán kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công;
- Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công;
- Lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng, trình Chính phủ quyết định chính sách và giải pháp tài chính trong phạm vi được phân công để kiềm chế và chống lạm phát hoặc thiểu phát trong nền kinh tế.
Bộ Tài chính thực hiện những nhiệm vụ gì trong quản lý ngân sách nhà nước? (Hình từ Internet)
Bộ Tài chính có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 14/2023/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính được quy định gồm:
Các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
- Vụ Ngân sách nhà nước.
- Vụ Đầu tư.
- Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I).
- Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp.
- Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.
- Vụ Hợp tác quốc tế.
- Vụ Pháp chế.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Thanh tra.
- Văn phòng.
- Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí.
- Cục Quản lý công sản.
- Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại.
- Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
- Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán.
- Cục Quản lý giá.
- Cục Tin học và Thống kê tài chính.
- Cục Tài chính doanh nghiệp.
- Cục Kế hoạch - Tài chính.
- Tổng cục Thuế.
- Tổng cục Hải quan.
- Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
- Kho bạc Nhà nước.
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Các tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước thuộc Bộ Tài chính:
- Viện Chiến lược và chính sách tài chính.
- Thời báo Tài chính Việt Nam.
- Tạp chí Tài chính.
- Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính.
Bộ Tài chính thực hiện chức năng gì?
Điều 1 Nghị định 14/2023/NĐ-CP quy định về chức năng của Bộ Tài chính như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài chính - ngân sách (bao gồm: Ngân sách nhà nước; ngân quỹ nhà nước; nợ công; thuế; phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; tài sản công theo quy định của pháp luật); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc bộ theo quy định của pháp luật.
Theo quy định nêu trên, Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
- Tài chính - ngân sách (bao gồm: Ngân sách nhà nước; ngân quỹ nhà nước; nợ công; thuế; phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; tài sản công theo quy định của pháp luật);
- Hải quan;
- Kế toán;
- Kiểm toán độc lập; giá;
- Chứng khoán; bảo hiểm;
- Hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
- Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc bộ theo quy định của pháp luật.
Nghị định 14/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/5/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Xác định chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính từ 01/07/2025?
- Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra mới nhất?
- Phụ cấp xét xử đối với Hội thẩm là 900 nghìn đồng/người/ngày từ ngày 01/7/2025?